Pi Coin là một loại hình tiền điện tử, mới nổi lên trong thời gian gần đây. Nhiều các hội nhóm và diễn đàn của người Việt đã rủ rê và lôi kéo nhau tham gia vào Pi. Pi Coin là gì? Tại sao lại nhiều người bị lôi kéo đến vậy?
“Tiền ảo” Pi Coin
Pi Coin là một đơn vị điện tử có thể kiếm được thông qua ứng dụng Pi Network; một ứng dụng cho điện thoại di động. Cách thức hoạt động tương tự như dự án Electronum (ETN) trước đây; khác biệt là để “đào” Pi, người dùng không phải tốn tài nguyên thiết bị như các loại coin khác.
Hiện tại đồng tiền ảo này vẫn chưa có ví điện tử chính thức. Đồng Pi cũng chưa được đưa lên sàn giao dịch. Điều này đồng nghĩa với giá trị của nó vẫn đang nằm ở con số 0. Ấy vậy mà nhiều người vẫn tham gia “đào” Pi Coin. Họ tin rằng một ngày nó có thể thay thế BitCoin, thống lĩnh thị trường tiền điện tử.
Tại sao Pi Coin bỗng chốc thành một con sốt?
Dù chưa đem lại được lợi nhuận, Pi Coin vẫn làm cho người dùng chao đảo. Tính đến tháng 12/2020, đã có tới hơn 10 triệu lượt người sử dụng ứng dụng Pi Network.
Đây một phần do việc đào Pi Coin trông có vẻ vô hại. Người dùng chỉ việc tải về và ấn “Start” mỗi sáng, Pi sẽ đào tự động. Quá trình đào không ảnh hưởng tới máy móc hay dung lượng mạng. Điều này tạo cho người dùng một ảo giác làm “triệu phú”. “Triệu phú” ở đây là những người ngồi không những vẫn tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, giá trị đồng tiền vẫn còn chưa lên sàn, những người dùng chỉ là “triệu phú hư danh”.
Một lý do khác thúc đẩy hình ảnh của Pi Coin chính là sự lên giá của đồng tiền ảo nói chung; cụ thể là BitCoin. Đợt tăng giá vừa rồi chính là đợt tăng giá lịch sử của ngành tiền ảo. Một đồng BitCoin có trị giá tầm cỡ 50.000 USD. Một phần vì động thái của các “tay chơi” tiền ảo như tỷ phú Elon Musk, tiền ảo được quan tâm mạnh lên nhiều.
Trong khi “đào” BitCoin và AltCoin cần những cỗ máy hoặc phần cứng khủng, Pi Coin chỉ cần chiếc điện thoại thông minh nhỏ gọn. Hơn thế nữa, Pi Coin ko tiêu hao tài nguyên phần cứng; điều làm cho nó là một lựa chọn lý tưởng của nhiều “tay chơi” Việt.
Rủi ro của việc đầu tư Pi Coin
Trên thực tế, “đào” Pi Coin không phải không mất gì như người ta thường nói. Việc cung cấp thông tin liên quan đến xác nhận công dân cũng như số điện thoại tạo nên một trữ lượng cơ sở dữ liệu lớn cho các nhà phát triển Pi. Các cơ sở dữ liệu này có khả năng bị đánh cắp hoặc tuồn ra ngoài; dẫn đến khả năng bị lợi dụng thông tin cho mục đích xấu.
Ngoài ra, việc cho đồng Pi một cách “quá dễ dàng như” vậy sẽ dẫn đến hiện tượng đầu cơ tích trữ. Nhiều chuyên gia về công nghệ thông tin Việt lo ngại rằng đồng Pi sẽ còn khó quản lý hơn những loại tiền ảo khác. Pi không đi theo công nghệ Blockchain của BitCoin; lượng Pi hiện có chỉ được quản lý ở phía máy chủ của đội ngũ phát triển. Con số này chỉ có những cá nhân phát triển biết. Do đó, khi lên sàn giao dịch, ai biết được số liệu Pi lúc ấy chính xác? Ngoài ra, liệu Pi Coin có giới hạn như BitCoin hay không? Căn cứ theo việc “đào” Pi Coin dễ như hiện thời, thì khả năng cao là không.
Do các giao dịch tiền ảo là “kín”, chỉ có duy nhất người mua và kẻ bán là biết; sẽ không có bất kì cá nhân, tổ chức nào có đủ bằng chứng đứng ra đảm bảo cho sự uy tín của các giao dịch này. Thêm vào đó, Pi hiện tại chưa có ví điện tử chính thức; cách duy nhất giao dịch Pi là mua bán tài khoản mạng xã hội. Và tất nhiên, điều này dẫn đến việc rò rỉ thông tin người dùng.
Trao đổi hàng hóa bằng tiền điện tử nói chung là phạm pháp
Bản thân đồng tiền mã hóa vẫn chưa được pháp luật Việt Nam công nhận. Do đó bất kì hành vi trao đổi, buôn bán liên quan đến loại hình tiền điện tử đều không hợp pháp; chưa kể đến Pi Coin còn chưa chính thức được coi là một loại tiền ảo. Ấy vậy mà nhiều cá nhân đã sẵn sàng đem lượng Pi Coin của mình để trao đổi mua bán. Theo báo cáo của tạp chí nhà nước về tiền ảo năm 2014, Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam đã khẳng định tiền ảo không phải phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Bất cứ hành vi cung ứng và sử dụng tiền ảo như một phương tiện thanh toán đều bị cấm.
Tiền ảo cũng có khả năng gây ra nhiều tác hại khác liên quan tới luật pháp. Tiền ảo có thể hỗ trợ cho các hành vi như rửa tiền; buôn bán hàng trái phép, trốn thuế; người dùng và dữ liệu thanh toán dễ bị xâm nhập, đánh cắp; khi đầu tư sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ bong bóng tài chính. Do bản thân không phải một đơn vị hợp pháp, người giao dịch bằng đồng tiền ảo phải tự chịu lấy mọi rủi ro, không được pháp luật bảo vệ.
Sử dụng tiền ảo hoàn toàn có khả năng chịu trách nhiệm hình sự
Quy định tại Khoản 6, Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP: “Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.” sẽ bị phạt hành chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Thậm chí các cá nhân tổ chức có liên quan tới phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp có thể bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Tùy vào tính chất của vụ việc, năng nhất có thể phạt tù 12-20 năm. Đó là mức phạt đối với việc sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp mà gây thiệt hại tài sản cho chủ thể khác.
Cân nhắc thật kỹ trước các loại tiền ảo
Bất kể giá trị của loại tiền ảo là bao nhiêu; hiện tại đây là một loại đơn vị thanh toán không hợp lệ. Không chỉ Việt Nam, mà đến cả quốc gia có nền công nghệ thông tin phát triển như Ấn Độ cũng đã cấm loại hình tiền điện tử này.
Tuy hiện tại Pi Coin vẫn chưa lừa lấy bất kỳ ai một cái gì; nhưng hãy cân nhắc về các rủi ro về đầu tư thời gian và công sức cho loại hình này. Kể cả khi có giá trị, đồng tiền ảo vẫn luôn có sự thiếu minh bạch trong giao dịch; điều tiên quyết khiến cho chúng vô cùng khó kiểm soát. Hiện tại Bộ Tài chính đã thành lập Tổ nghiên cứu về tài sản ảo, tiền ảo để có thể hoàn chỉnh bổ sung khung pháp lý; sao cho giảm thiểu được tối đa rủi ro, nguy cơ từ loại đơn vị điện tử này. Tuy nhiên, tiền ảo chắc chắn sẽ phải trải qua một quá trình tiềm hiểu rất dài để có thể được coi là một loại đơn vị giao dịch hợp pháp.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về tư vấn luật doanh nghiệp, đầu tư tại Việt Nam và quốc tế.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN