Đăng ký nhãn hiệu là gì, vì sao cần phải đăng ký nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu độc quyền là gì

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là gì và vì sao cần phải đăng ký nhãn hiệu

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là gì và vì sao cần phải cần phải đăng ký nhãn hiệu là câu hỏi thường được các doanh nghiệp, cá nhân đặt ra khi cho ra đời một dòng sản phẩm, dịch vụ mới.

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là gì?

Đăng ký nhãn hiệu được hiểu cơ bản là việc các tổ chức, cá nhân tiến hành các thủ tục pháp lý cần thiết để xác lập quyền độc quyền của mình đối với Nhãn hiệu (bao gồm: thương hiệu, logo, mẫu mã sản phẩm) của sản phẩm và dịch vụ mình đang kinh doanh.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệuquy trình đăng ký nhãn hiệu được quy định cụ thể trong luật sở hữu trí tuệ.Vietnam Border Control On Intellectual Property In The New Situation: Advantages, Difficulties And Challenges

Vì sao cần phải đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Đăng ký nhãn hiệu là việc hết sức quan trọng. Một nhãn hiệu tồn tại mà không được đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ mang nhiều rủi ro pháp lý.
+ Rủi ro thứ nhất: không được độc quyền đối với nhãn hiệu (thương hiệu, logo, hình ảnh, bao bì sản phẩm) do mình tạo ra và không thể ngăn cản một bên khác sử dụng nhãn hiệu đó. Nghĩa là bạn tạo ra một nhãn hiệu dùng chung cho thiên hạ, bạn đầu tư công sức nhưng mà bên nào cũng có quyền sử dụng mà không phải xin phép bạn cũng như không phải trả bất kỳ một chi phí nào cho việc sử dụng đó.

+ Rủi ro thứ 2: Bị bên khác chiếm quyền nhãn hiệu của bạn. Hiện nay rất nhiều bên vì chủ quan nên sử dụng nhãn hiệu trên thị trường mà không tiến hành đăng ký nhãn hiệu trước đó, chính vì vậy tạo điều kiện cho bên khác cố tình hoặc vô tình đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đang sử dụng. Và sau khi bên khác đăng ký nhãn hiệu thành công họ sẽ có quyền yêu cầu doanh nghiệp dừng sử dụng nhãn hiệu mà đã đầu tư bao nhiêu công sức. Nếu bạn không dừng thì sẽ đối mặt với nguy cơ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt về hành vi xâm phạm nhãn hiệu của bên khác.
Chính vì vậy, việc đăng ký nhãn hiệu là hết sức quan trọng, doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Nhãn hiệu là gì và những gì được coi là nhãn hiệu?

Tại Việt Nam, nhãn hiệu có nghĩa là: bất kỳ dấu hiệu nào được sử dụng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu tại Việt Nam sẽ được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:
Là một dấu hiệu có thể nhìn thấy
Là một dấu hiệu có thể nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ, hình vẽ hoặc hình ảnh, bao gồm cả hình ba chiều hoặc kết hợp của chúng, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu.Theo CPTT thì một đối tượng mới được đưa vào nhãn hiệu đó là Nhãn hiệu âm thanh.
Có khả năng phân biệt
Có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu này với các đối tượng khác.
     2.1. Một nhãn hiệu sẽ được coi là có khả năng phân biệt nếu nó bao gồm một hoặc một số yếu tố dễ nhận thấy và dễ nhớ, hoặc nhiều yếu tố tạo thành một sự kết hợp dễ nhận thấy và dễ nhớ.
2. Một dấu hiệu sẽ được coi là không có khả năng phân biệt nếu đó là một dấu hiệu hoặc các dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Hình dạng đơn giản và hình dạng hình học, chữ số, chữ cái hoặc chữ viết của các ngôn ngữ không phổ biến, trừ trường hợp các dấu hiệu đó đã được sử dụng rộng rãi và được công nhận là nhãn hiệu;
24h24h
b) Dấu hiệu hoặc ký hiệu thông thường, hình ảnh hoặc tên thông thường trong bất kỳ ngôn ngữ nào của hàng hóa hoặc dịch vụ đã được sử dụng rộng rãi và thường xuyên và được nhiều người biết đến;
c) Dấu hiệu cho biết thời gian, địa điểm và phương thức sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, mục đích sử dụng, giá trị hoặc các đặc điểm khác, mô tả về hàng hóa hoặc dịch vụ, trừ trường hợp các dấu hiệu đó có được sự khác biệt thông qua việc sử dụng trước khi nộp đơn của các ứng dụng đăng ký nhãn hiệu;
d) Dấu hiệu mô tả tình trạng pháp lý và lĩnh vực kinh doanh của các chủ thể kinh doanh;
đ) Dấu hiệu cho biết nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ, trừ trường hợp các dấu hiệu đó đã được sử dụng rộng rãi và được công nhận là nhãn hiệu hoặc được đăng ký là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận theo quy định của Luật này;
Paris Gateaux
f) Các dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký của hàng hóa hoặc dịch vụ giống hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn trước hoặc ngày ưu tiên, như áp dụng, bao gồm cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo các điều ước quốc tế nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một bên ký kết hợp đồng;
g) Dấu hiệu giống hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và công nhận rộng rãi đối với hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự hoặc giống trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên, nếu có;
h) Các dấu hiệu giống hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký cho hàng hóa hoặc dịch vụ giống hoặc tương tự, giấy chứng nhận đăng ký đã bị vô hiệu không quá 5 năm, trừ trường hợp không sử dụng của nhãn hiệu theo điểm d khoản 1 khoản 95 Điều luật này;
i / Dấu hiệu giống hoặc gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng đã được đăng ký đối với hàng hóa hoặc dịch vụ giống hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng đó hoặc đối với hàng hóa hoặc dịch vụ không giống nhau nếu việc sử dụng nhãn hiệu đó có thể ảnh hưởng đến tính khác biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký nhãn hiệu nhằm mục đích lợi dụng danh tiếng của nhãn hiệu nổi tiếng;
j) Các dấu hiệu giống hoặc tương tự với tên thương mại của người khác hiện đang sử dụng nếu việc sử dụng các dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa hoặc dịch vụ;
k) Các dấu hiệu giống hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý đang được bảo vệ nếu việc sử dụng các dấu hiệu đó có thể lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý của hàng hóa;
l) Các dấu hiệu giống, chứa hoặc được dịch hoặc sao chép từ các chỉ dẫn địa lý được bảo vệ cho rượu vang hoặc rượu mạnh nếu các dấu hiệu đó đã được đăng ký để sử dụng đối với rượu vang và rượu mạnh không có nguồn gốc từ các khu vực địa lý có chỉ dẫn địa lý đó;
m / Các dấu hiệu giống hoặc khác biệt đáng kể so với kiểu dáng công nghiệp của người khác đã được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn so với đơn đăng ký nhãn hiệu.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền sản phẩm, dịch vụ sẽ có gồm các bước sau:
Bước 1: Tra cứu khả năng đăng ký của nhãn hiệu (nhãn hiệu đã có ai đăng ký chiếm quyền trước hay chưa?)
Bước tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng là cần thiết để xác định xem:
Có nhãn hiệu nào giống hoặc tương tự với nhãn hiệu của khách hàng đã được đăng ký trước.  
Dựa trên kết quả tra cứu đẻ sửa đổi, thay thế mẫu nhãn hiệu để đảm bảo khả năng được chấp thuận về sau.
Biết được khả năng đăng ký nhãn hiệu (90%) thay vì đợi 16-18 tháng sau mới biết kết quả chính thức.
Biết được nhãn hiệu Khách hàng định sử dụng có xâm phạm một bên nào khác đã đăng ký trước hay không.
 Bước 2: Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam (tổng thời gian dự kiến: 13-18 tháng)
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tại Việt Nam bao gồm các giai đoạn sau:
i). Giai đoạn 1: Kiểm tra hình thức đơn đăng ký nhãn hiệu
Trong vòng 01 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng yêu cầu mặt hình thức như thông tin kê khái, phí, quyền nộp đơn thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ cho đơn đăng ký nhãn hiệu.
Nếu không, Cục sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra thông báo thiếu sót, yêu cầu người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tiến hành sửa đổi trong vòng 02 tháng, có thể gia hạn với mức thời gian tương ứng.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam
ii). Giai đoạn 2: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo sở hữu trí tuệ của Cục sở hữu trí tuệ
Trong vòng 02 tháng kể từ ngày chấp nhận hình thức, Cục sở hữu trí tuệ sẽ công bố thông tin đơn đăng ký nhãn hiệu trên Công báo về sở hữu trí tuệ để bất kỳ ai cũng có thể tiến hành phản đối đơn này nếu thấy cần thiết.
iii). Giai đoạn 3: Xét nghiệm khả năng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
Trong vòng 9-12 tháng (có thể lâu hơn) kể từ ngày công bố đơn, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo về khả năng cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu đáp ứng, Nhãn hiệu sẽ được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu trong vòng 1-2 tháng.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu bị từ chối, người nộp đơn nhãn hiệu cần phải trả lời từ chối này trong vòng ba tháng.

Đăng ký nhãn hiệu độc quyền ở đâu?

Người đăng ký nhãn hiệu có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua một trong các phương pháp sau:
Cách 1: Nộp nhãn hiệu trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.
Cách 2: Nộp nhãn hiệu thông qua Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ. Lưu ý Tổ chức này phải được Cục sở hữu trí tuệ cấp phép riêng.
Cách 3: Nộp nhãn hiệu tại Việt Nam thông qua hệ thống Madrid.

Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có được bảo hộ tại các nước khác không?

Không. Việc đăng ký nhãn hiệu có tính lãnh thổ. Nghĩa là đăng ký nhãn hiệu tại quốc gia nào sẽ được bảo hộ tại quốc gia đó. Trường hợp doanh nghiệp muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình tại nước khác thì cần phải tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại quốc gia đó. Cách thức đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế có thể lự chọn một trong các hình thức sau:
+ Hình thức 1: đăng ký trực tiếp nhãn hiệu sang quốc gia mà mình mong muốn.
+ Hình thức 2: đăng ký thông qua hiệp định Paris có hưởng quyền ưu tiên của nhãn hiệu đầu tiên được nộp tại Việt Nam. Hiệp định Paris cho phép một nhãn hiệu đã được nộp tại Việt Nam được giữ nguyên ngày nộp đơn đó khi đăng ký nhãn hiệu sang quốc gia thành viên khác, với điều kiện là việc nộp đơn đó phải được tiến hành trong vòng 06 tháng kể từ thời điểm nộp đơn tại Việt Nam.
+ Hình thức 3: Đăng ký bằng thoả ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid thông qua WIPO.

ASL LAW có thể cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền nào Doanh nghiệp?

Đại diện sở hữu trí tuệ ASL LAW có thể cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu toàn diện tại Việt Nam bao gồm, nhưng không giới hạn:
+ Tra cứu nhãn hiệu.
+ Tư vấn trước khi tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam.
+ Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam: theo dõi quy trình đăng ký nhãn hiệu và báo cáo về mọi diễn tiến của đơn cho người nộp đơn nhãn hiệu.

Công ty luật ASL LAW, đại diện sở hữu trí tuệ ASL LAW, công ty luật, đại diện sở hữu trí tuệ
Công ty luật ASL LAW
+ Tư vấn cách đặt tên nhãn hiệu hợp pháp.
+ Phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu khác đang có khả năng xâm phạm quyền của khách hàng.

Để được hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu có thể liên hệ với ASL LAW:

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ

    **** Bài viết liên quan ****– Đăng ký nhãn hiệu– Đăng ký nhãn hiệu quốc tế– Sở hữu trí tuệ– 8 Sai Lầm Dễ Gặp Trong Đặt Tên Thương Hiệu – Nhãn Hiệu – Quy trình Đăng ký nhãn hiệu– Gia hạn giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu– Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat