đặc điểm chính của phương thức thanh toán D/P trong thương mại quốc tế, đặc điểm chính của phương thức thanh toán D/P , phương thức thanh toán D/P trong thương mại quốc tế, phương thức thanh toán thương mại quốc tế, sự cố container hạt điều ở Việt Nam,

Đặc điểm chính của phương thức thanh toán D/P trong thương mại quốc tế

Phương thức thanh toán D/P là một trong các phương thức thanh toán phổ biến tại Việt Nam và quốc tế, giúp các bên gia nhập vào thương mại quốc tế có thể thực hiện việc thanh toán trên tinh thần công khai, minh bạch và chính xác, đảm bảo quyền lợi của mỗi bên. Tuy nhiên, vì mới chỉ xuất hiện nên việc có những lỗ hổng trong cách vận hành và cách nhân sự quản lý, thực hiện các phương thức thanh toán là điều tất yếu.

Tại Việt Nam, một lỗ hổng nghiêm trọng mang tầm cỡ quốc gia đã xuất hiện năm 2022 liên quan đến thương vụ hợp tác xuất khẩu 100 container hạt điều của một số doanh nghiệp Việt Nam đến Ý, sử dụng phương thức thanh toán D/P.  

Theo nguyên tắc, sau khi hoàn thành thủ tục và chuẩn bị xong bộ chứng từ, doanh nghiệp điều sẽ chuyển chứng từ cho ngân hàng tại đầu Việt Nam, sau đó ngân hàng Việt Nam sẽ chuyển phát nhanh bộ chứng từ này cho ngân hàng của bên nhập khẩu ở nước ngoài (Ý – EU). Sau khi người mua tiến hành thanh toán cho ngân hàng nước nhập khẩu sẽ nhận được bộ chứng từ gốc.

Sau đó, họ đến cảng, trình chứng từ để nhận hàng. Cuối cùng ngân hàng nhập khẩu sẽ tiến hành chuyển tiền cho ngân hàng phía Việt Nam, và ngân hàng Việt Nam chuyển tiền cho doanh nghiệp điều Việt Nam, kết thúc quá trình giao dịch.

Vấn đề bắt đầu phát sinh khi doanh nghiệp tiến hành gửi các lô container đầu tiên cùng với bộ chứng từ. Trong quá trình ngân hàng Việt Nam gửi hồ sơ nhờ thu tới ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ của bên mua theo hướng dẫn, số SWIFT của ngân hàng bên mua (mã riêng của từng ngân hàng được sử dụng trong các giao dịch liên ngân hàng trên toàn cầu) có thay đổi, thể hiện sự không nhất quán trong ngân hàng của người mua.

Tiếp đó, sau khi Ngân hàng được cho là của người mua nhận được bộ chứng từ gốc, đã thông báo người mua không phải khách hàng của họ và trả lại bộ chứng từ, nhưng không nói rõ là trả theo hình thức nào. Ngân hàng phía Việt Nam đã liên tục liên hệ nhiều lần nhưng không nhận được câu trả lời.

Còn đối với hồ sơ nhờ thu gửi đến Ý, ngân hàng tại đây thông báo họ đã nhận được bộ chứng từ nhưng chỉ là bản sao chứ không phải bản gốc. Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu điều sang hai thị trường này không biết bộ chứng từ gốc đang ở đâu, và phải đối mặt với khả năng bị mất trắng một số container bởi bất kỳ ai sở hữu bộ chứng từ gốc đều có thể đến hãng tàu để nhận hàng.

Theo thống kê, tại thời điểm đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã mất kiểm soát đối với 36 container hạt điều, trị giá tương đương 163 tỷ đồng. Nhờ các biện pháp hỏa tốc của các ngân hàng liên quan và sự đốc thúc, hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam tới các bên liên quan, hơn 3 tháng sau, các doanh nghiệp Việt Nam đã lấy lại quyền kiểm soát đối với 100 container hạt điều và chỉ mất một số chi phí nhỏ như chi phí lưu kho, vận chuyển, bán ‘giải cứu’ giá rẻ hạt điều cho các bên khác thay vì mất trắng.

Rủi ro từ phương thức thanh toán D/P?

Sau khi sự việc xảy ra, rất nhiều chuyên gia cho rằng rủi ro của việc xuất khẩu 100 container hạt điều đến từ việc sử dụng phương thức thanh toán D/P. 

So với phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ L/C, phương thức thanh toán D/P ít phức tạp hơn nhưng lại chứa nhiều rủi ro hơn. Theo phương thức thanh toán Nhờ thu kèm chứng từ D/P trong vụ hạt điều, các doanh nghiệp điều của Việt Nam sau khi làm thủ tục xuất khẩu sẽ gửi bộ chứng từ cho hãng vận chuyển và sau đó sẽ được chuyển đến cho ngân hàng của bên bán tại Việt Nam.

Ngân hàng Việt Nam có trách nhiệm chuyển phát nhanh bộ chứng từ này cho ngân hàng của bên nhập khẩu ở quốc gia nhập hàng. Lúc này, bên nhập khẩu sẽ tiến hành thanh toán cho ngân hàng nhập khẩu và nhận chứng từ. Với bộ chứng từ này, bên nhập khẩu có thể nhận hàng tại cảng và ngân hàng nhập khẩu sẽ tiến hành chuyển giao tiền cho phía ngân hàng Việt Nam, qua đó chuyển lại cho bên xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong vụ hạt điều, do việc không có sự xác thực, giám sát chặt chẽ danh tính và uy tín của bên nhập khẩu nên các doanh nghiệp Việt Nam đã để mất quyền kiểm soát 36 bộ chứng từ cho 36 container hạt điều. Con số này đã có thể tăng thêm nếu như các doanh nghiệp Việt phản ứng chậm và không dừng việc vận chuyển 64 lô hàng còn lại.

Theo phương thức thanh toán D/P, mất kiểm soát đối với các bộ chứng từ đồng nghĩa với việc bên nào sở hữu bộ chứng từ bị thất lạc có thể đến nhận hàng và rời đi trong khi không phải trả bất kì khoản tiền nào. Trong trường hợp bên sở hữu bộ chứng từ bị thất lạc không phải là bên mua ban đầu thì khi không có chứng từ, bên nhập khẩu hạt điều ở phía Ý sẽ không thanh toán cho các doanh nghiệp Việt và thiệt hại sẽ hoàn toàn do các doanh nghiệp Việt chịu.

Trong trường hợp này, bên nhập khẩu hiện đang dưới nghi vấn là bên cố ý lừa đảo và không có bên nào khác ở Ý thật sự muốn nhập lô hạt điều trên.

Phương thức thanh toán D/P là phương thức thanh toán phổ biến và đã được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam trước khi biến cố hạt điều trên xảy ra. Tuy nhiên, phương thức này lại tiềm ẩn rủi ro tương đối cao do không có yêu cầu bắt buộc bên mua phải ký quỹ tại ngân hàng cho khoản thanh toán.

Ví dụ, nếu có yêu cầu ký quỹ 10% thì khi muốn nhập lô hàng hạt điều trị giá 100 tỷ đồng, bên mua phải ký quỹ tại ngân hàng bên mua 10 tỷ đồng làm đảm bảo. Ngoài khoản đảm bảo khi biến cố xảy ra, khi yêu cầu đặt cọc, bên mua sẽ phải cung cấp thông tin về mã số thuế, tài khoản ngân hàng, người đại diện,… với nhiều căn cứ xác minh đáng tin cậy hơn, giảm bớt rủi ro cho bên bán.

Xét trên một số bất cập được lộ diện của D/P, các chuyên gia đã chỉ ra rằng phương thức thanh toán L/C sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu rủi ro đến mức tối đa.

Khi sử dụng L/C, các ngân hàng sẽ trở thành bên trung gian tiến hành kiểm tra chi tiết bộ chứng từ mà bên xuất khẩu xuất trình và chỉ thanh toán cho bên xuất khẩu nếu toàn bộ điều kiện được đáp ứng. Nếu không kiểm tra kĩ lưỡng, ngân hàng trung gian giữa các bên (có thể không chỉ bao gồm ngân hàng bên mua và bên bán) sẽ là bên gánh chịu toàn bộ các rủi ro và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Qua đó, rủi ro của bên xuất khẩu lẫn bên nhập khẩu đều sẽ được giảm thiểu.

Rủi ro thật sự đến từ đâu?

Dẫu L/C được đánh giá là có nhiều đảm bảo hơn so với D/P, thực tế rằng hiện nay ở Việt Nam, theo thông tin của Bộ Công Thương Việt Nam, các giao dịch thương mại quốc tế sử dụng L/C chỉ chiếm dưới 5% tổng giao dịch vì độ phức tạp của nó. Một trong các điều kiện khiến các doanh nghiệp không thích sử dụng L/C chính là ở việc ký quỹ.

Điều này là vì khi ký quỹ, khoản tiền đó sẽ không được huy động bởi doanh nghiệp mà phải nằm yên tại ngân hàng. Đây là điều các bên mua không muốn thấy, đặc biệt khi một số thương vụ yêu cầu ký quỹ lên đến 50% hoặc toàn bộ giá trị thương vụ.

Với lập luận như vậy, bên mua thường gây áp lực cho bên bán về việc không thực hiện L/C, nếu không họ sẽ liên hệ với các bên bán sẵn sàng chấp nhận phương thức thanh toán khác dựa trên sự tin tưởng vào uy tín của bên mua.

Tuy nhiên, dù áp dụng phương thức thanh toán nào thì vẫn tồn tại rủi ro cho các bên. Trên thị trường hiện nay không có phương thức thanh toán nào là hoàn toàn không có rủi ro, bao gồm các phương thức T/T, D/P, hay L/C,…

Điều quan trọng nhất khi thực hiện thanh toán quốc tế xuyên biên giới trong xuất nhập khẩu là sự uy tín của các bên, đã được kiểm chứng qua nhiều năm vận hành và được xác nhận bởi các tổ chức uy tín quốc tế khác. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động kiểm tra uy tín của bên nhập khẩu trước khi tiến hành ký kết hợp đồng và lựa chọn phương thức thanh toán, tránh phụ thuộc quá nhiều vào các bên trung gian.

Trong biến cố hạt điều, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không có liên hệ hay thông tin chi tiết về bên mua, mà mọi thỏa thuận đều được thực hiện qua công ty trung gian. Sau vụ việc, thông tin về các bên mua ở Ý mới lộ diện đều là các công ty nhỏ, thông tin không rõ ràng, thậm chí có doanh nghiệp đã 10 năm không hoạt động, tiềm ẩn nhiều dấu hiệu lừa đảo.

Theo đó, rủi ro thật sự trong thương mại quốc tế không nằm ở phương thức thanh toán mà nằm ở sự tin cậy giữa các đối tác. Bài học hạt điều chắc chắn sẽ là một bài học đắt giá cho các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam thực hiện ngày càng nhiều các thương vụ quốc tế với giá trị cao.

Khi có biến cố xảy ra, điều doanh nghiệp cần chú ý hơn cả là sự bình tĩnh, xem xét giải quyết vụ việc dưới sự hỗ trợ của các đơn vị có kinh nghiệm, chuyên môn cao. Chính vì các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền cũng như các đơn vị tư vấn pháp lý có kinh nghiệm nên các biện pháp can thiệp kịp thời đã liên tục được đưa ra như yêu cầu các đơn vị vận chuyển dừng vận chuyển, quay ngược lại Việt Nam, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam liên hệ với đại sứ quán quốc gia của bên nhập khẩu,…

Nhờ phản ứng kịp thời và sự hỗ trợ của các đơn vị nên thiệt hại trong vụ khủng hoảng hạt điều đã được giữ ở mức tối thiểu, trở thành một bài học ‘sâu sắc’ nhưng không quá ‘đắt giá’ của doanh nghiệp Việt.

Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được tư vấn về tranh tụng và giải quyết tranh chấp.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW***
Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại

Contact Me on Zalo
+84982682122
WhatsApp chat