cơ bản về biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại tại Việt Nam, cơ bản về biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại , biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại tại Việt Nam, phòng vệ thương mại tại Việt Nam, biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại,

Cơ bản về biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại tại Việt Nam

Biện pháp chống lẩn tránh phòng vệ thương mại là một trong các biện pháp phòng vệ thương mại được điều tra, áp dụng đối với Việt Nam phổ biến nhất trong năm 2022. Trong bài viết sau, ASL LAW sẽ chỉ ra các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam xem xét trên tình hình biện pháp này đang ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực phòng vệ thương mại tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Hành vi lẩn tránh phòng vệ thương mại tại Việt Nam

Khoản 1 Điều 72 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định: “Lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là hành vi nhằm trốn tránh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thực thi biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực đối với hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp này khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.”

Về cơ bản, lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại là hành vi thay đổi nguồn gốc hoặc loại hàng hóa để tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang áp dụng đối với các doanh nghiệp tại một quốc gia nào đó, từ đó làm giảm hiệu quả các biện pháp này.

Trong trường hợp Cơ quan điều tra xác định có hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp phòng vệ thương mại đang được áp dụng có thể được mở rộng dựa theo kết quả điều tra riêng biệt về hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Khá tương đồng với các yêu cầu điều tra chống bán phá giá, Cơ quan điều tra hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại có thể tiến hành điều tra hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại căn cứ vào yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước hoặc các thông tin mà Cơ quan điều tra có được.

Căn cứ vào kết luận của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa, cấu phần hàng hóa nhập khẩu từ các nước liên quan bị điều tra.

Các biện pháp lẩn tránh phòng vệ thương mại phổ biến

Các biện pháp lẩn tránh phòng vệ thương mại phổ biến bao gồm:

  • Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam
  • Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại nước thứ ba
  • Lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua thay đổi không đáng kể hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam

Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam là khi nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam được nhập khẩu vào Việt Nam với mục đích chủ yếu để sản xuất hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, từ đó lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại.

Một yếu tố quan trọng để xác định hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam thì nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phải chiếm ít nhất 60% tổng giá trị nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư để sản xuất, lắp ráp hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tại Việt Nam.

Hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại nước thứ ba

Tương tự như với việc nhập khẩu nguyên vật liệu vào Việt Nam để sản xuất, lắp ráp nhằm lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại, hành vi nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất, lắp ráp tại nước thứ ba nhằm mục đích lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam được coi là hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại nước thứ ba.

Trong đó, cần xác định giá xuất khẩu của hàng hóa từ nước thứ ba vào Việt Nam thấp hơn giá thông thường của hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ban đầu.

Ngoài ra, nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phải chiếm ít nhất 60% tổng giá trị nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư của hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại xuất khẩu vào Việt Nam.

Về cơ bản, các doanh nghiệp tại nước bị Việt Nam áp thuế phòng vệ thương mại sẽ vận chuyển các nguyên, vật liệu bị áp thuế phòng vệ thương mại sang 1 nước thứ ba, như Trung Quốc. Rồi các doanh nghiệp đối tác tại Trung Quốc sẽ lắp ráp các nguyên vật liệu bị áp thuế phòng vệ thương mại đó thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi xuất khẩu sang Việt Nam.

Hành vi trên và các hành vi tương tự được coi là hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua sản xuất, lắp ráp tại nước thứ ba.

Lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua thay đổi không đáng kể hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua thay đổi không đáng kể hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là khi doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm có thay đổi về tên gọi và các yếu tố khác sang Việt Nam. Tuy nhiên, các thay đổi này không đáng kể, không có sự khác biệt về bản chất, không phải là loại sản phẩm mới.

Điều 78 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định rằng sự khác biệt không đáng kể được xác định khi giữa hàng hóa nhập khẩu hầu như không có sự khác biệt với hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại về đặc điểm, mục đích sử dụng, kênh phân phối và chi phí.

Điều 77 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định rằng hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại thông qua thay đổi không đáng kể hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được xác định khi có đủ các điều kiện sau:

– Khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa được mô tả tại khoản 3 Điều 73 của Nghị định 10/2018/NĐ-CP gia tăng đáng kể so với khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại vào Việt Nam của nhà sản xuất, xuất khẩu;

– Khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa được mô tả tại khoản 3 Điều 73 của Nghị định 10/2018/NĐ-CP gia tăng đáng kể ngay trước hoặc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.

Quy định về việc điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại

Điều 83 Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại quy định về thủ tục điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại:

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra gửi kết luận cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

– Trong trường hợp quyết định áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực sẽ được mở rộng áp dụng đối với từng nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa được xác định có hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

– Thời hạn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại chấm dứt khi thời hạn áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại ban đầu hết hiệu lực.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoàiĐăng ký thương hiệu
    Đăng ký thương hiệu độc quyềnPhí đăng ký nhãn hiệu
    Dịch vụ đăng ký thương hiệuĐăng ký thương hiệu như thế nào
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***  
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại
    Công ty luật tại Hà Nội Công ty luật tại Hồ Chí Minh
    Văn phòng luật tại Hồ chí minh Tư vấn pháp lý thường xuyên
    Công ty luật sở hữu trí tuệ Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat