chế độ lương bổng cho người lao động phạm tội hình sự tại Việt Nam, chế độ lương bổng cho người lao động tại Việt Nam, người lao động phạm tội hình sự tại Việt Nam, phạm tội hình sự tại Việt Nam, nhận lương trong khi đang chấp hành hình phạt,

Chế độ lương bổng cho người lao động phạm tội hình sự tại Việt Nam

Khi người lao động phạm tội bị tuyên phạt tù giam trong một khoảng thời gian nhất định, liệu họ có được tiếp tục hưởng các chế độ xã hội mà họ đã đóng góp trong nhiều năm? Hay liệu rằng các chế độ đó sẽ tự động bị hủy bỏ, treo khi công dân thực hiện chế độ tù giam đúng với tội của anh ấy/cô ấy?

Nếu người lao động đang trong độ tuổi lao động bị tuyên phạt tù giam, bởi lẽ người lao động đó sẽ không thể tiếp tục làm việc trong doanh nghiệp nữa, qua đó, người lao động đó sẽ không nhận được lương tháng.

Điều này là hợp lí bởi chế độ trả lương cho người lao động là dựa trên công sức mà họ đã đóng góp cho doanh nghiệp. Nếu người lao động không làm việc cho doanh nghiệp vì nghỉ việc, tạm nghỉ sinh đẻ, hoặc vì lí do nào đó mà không làm việc như bị tuyên phạt tù giam,… thì họ sẽ không được trả lương tháng từ phía doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu như người lao động đã nghỉ hưu và đang hưởng chế độ lương hưu, mà bị tuyên phạt tù giam, thì liệu họ có được nhận lương hưu trong thời gian đang ngồi tù không?

Chế độ lương bổng cho người lao động về hưu

Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng bị tạm dừng, hưởng tiếp lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Xuất cảnh trái phép;
  2. Bị Tòa án tuyên bố mất tích;
  3. Có căn cứ xác định việc hưởng Bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có nhiều quy định theo hướng hỗ trợ người lao động hơn so với Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006.

Cụ thể, trước đây, Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định rằng người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;
  2. Xuất cảnh trái phép;
  3. Bị Toà án tuyên bố là mất tích.

Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP đã định nghĩa rõ về ‘án treo’ như sau: “Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.”

Theo đó, án treo không phải là một hình phạt mà là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được áp dụng cho người bị kết án phạt tù không quá 03 năm.

Án treo cho phép người phạm tội miễn chấp hành hình phạt tù nhằm khuyến khích họ cải tạo để trở thành công dân có ích cho xã hội, đồng thời cũng cảnh cáo rằng nếu phạm tội mới trong thời gian thử thách thì họ sẽ phải chấp hành hình phạt tù được hưởng án treo của bản án trước đó.

Theo đó, căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2006, mọi công dân bị kết án phạt tù quá 3 năm, không hưởng án treo sẽ không được hưởng chế độ lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng.

Tuy nhiên, kể từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực vào 01/01/2016, phạm nhân là người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ lương hưu chấp hành hình phạt tù sẽ vẫn được giải quyết chi trả lương hưu hàng tháng.

Theo đó, những người lao động bị tuyên án phạt tù trước ngày Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực thì sẽ vẫn tiếp tục thực hiện các chế độ theo các quy định trước đây, nghĩa là không được hưởng chế độ lương hưu trước năm 2016.

Cụ thể hơn, những cá nhân bị phạt tù trước năm 2016 sẽ tiếp tục bị tạm dừng hưởng lương hưu cho đến khi chấp hành xong hình phạt tù. Sau khi chấp hành xong hình phạt tù tương ứng với hành vi mà người lao động đã thực hiện gây ảnh hưởng lên xã hội, người lao động sẽ được tiếp tục giải quyết chi trả lương hưu lương hưu hàng tháng quy định.

Ngoài ra, người lao động bị tuyên án cũng có thể bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách theo dõi thông báo, hành động của các cơ quan có thẩm quyền theo đúng như quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, xét thấy những bất cập và sự khó tiếp cận, theo dõi hành động của các cơ quan có thẩm quyền khi đang chấp hành hình phạt, người lao động thi hành án phạt có thể liên hệ với một công ty luật uy tín về luật lao động tại Việt Nam và thế giới để ủy quyền cho công ty bảo vệ quyền lợi của mình.

Mục đích, công dụng của việc nhận lương trong khi đang chấp hành hình phạt

Trong khi đang chấp hành hình phạt tù giam, hiển nhiên là người hưởng lương hưu dù có tiếp cận được khoản tiền đó cũng sẽ khó có phương tiện để mà sử dụng.

Theo đó, để tiện lợi, phạm nhân đang chấp hành án phạt có thể ủy quyền cho người thân hoặc bạn bè để nhận lương hưu bằng tiền mặt cho mình.

Nếu phạm nhân đăng kí nhận lương hưu qua thẻ ATM, khoản tiền đó sẽ được trả vào tài khoản hàng tháng mà không cần ủy quyền cho người khác nhân.

Trong trường hợp mà người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu bị tạm dừng hưởng theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà sau đó chứng minh và đạt đủ điều kiện để nhận lương hưu trong thời gian đó, thì người lao động có thể yêu cầu truy lĩnh lương hưu hàng tháng căn cứ Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và hướng dẫn tại Điều 23 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.

Các trường hợp này thường bao gồm:

  • Người lao động quên đi nhận lương hưu hàng tháng (Có thời gian gián đoạn không nhận lương hưu)
  • Người lao động bị Tòa án tuyên bố mất tích
  • Người lao động vì lí do nào đó mà không đi nhận lương hưu/bị cơ quan có thẩm quyền phán quyết tạm dừng hưởng lương hưu.

Ngoài ra, phạm nhân nói chung khi thực hiện lao động trong thời gian thi hành án phạt cũng sẽ được trả lương tương xứng cho công sức mà họ bỏ ra.

Các khoản công sức này sẽ được gọi chung là kết quả lao động của người lao động chấp hành án phạt.

Theo Điều 34 Luật thi hành án hình sự 2019 có hiệu lực từ 01/01/2020, kết quả lao động của phạm nhân sau khi trừ các chi phí hợp lý được sử dụng để: 

– Bổ sung mức ăn cho phạm nhân.

– Lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án.

– Bổ sung vào quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam.

– Chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy phạm nhân, nâng cao tay nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù.

– Chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất, chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.

Cụ thể, kết quả lao động có thể được sử dụng để hỗ trợ cho đời sống thường ngày trong trại tù giam của người lao động như:

– Trích 14% để bổ sung mức ăn cho phạm nhân:

– Trích 2% lập Quỹ hòa nhập cộng đồng để chi tư vấn, hỗ trợ cho phạm nhân khi chấp hành xong án phạt tù. Trại giam tiến hành các hoạt động hỗ trợ, tổ chức giáo dục công dân, giáo dục pháp luật, tư vấn, liên hệ tìm việc làm và các hoạt động khác có liên quan đến việc tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân.

– Trích 12% chi trả một phần công lao động cho phạm nhân trực tiếp tham gia lao động sản xuất, chi hỗ trợ cho phạm nhân bị tai nạn lao động.

– Trích 22% bổ sung quỹ phúc lợi, khen thưởng của trại giam.

– Trích 50% chi hỗ trợ đầu tư trở lại cho trại giam phục vụ việc tổ chức lao động, giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân chuẩn bị chấp hành xong án phạt tù.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoàiĐăng ký thương hiệu
    Đăng ký thương hiệu độc quyềnPhí đăng ký nhãn hiệu
    Dịch vụ đăng ký thương hiệuĐăng ký thương hiệu như thế nào
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***  
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại
    Công ty luật tại Hà Nội Công ty luật tại Hồ Chí Minh
    Văn phòng luật tại Hồ chí minh Tư vấn pháp lý thường xuyên
    Công ty luật sở hữu trí tuệ Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat