Ngày 30 tháng 7 năm 2024, Cục Phòng vệ thương mại nhận được thông tin về việc Ủy ban Châu Âu (EC) đã nhận được Hồ sơ đầy đủ hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng không hợp kim hoặc hợp kim nhập khẩu từ Việt Nam.
Trong trường hợp khởi xướng điều tra vụ việc, EC sẽ gửi cho các bên liên quan các tài liệu gồm Đơn yêu cầu, Quyết định khởi xướng điều tra và Bản câu hỏi điều tra.
Đây không phải lần đầu tiên EC khởi xướng điều tra chống bán phá giá với sản phẩm thép Việt Nam. Trước đó, ngày 14 tháng 8 năm 2023, Ủy ban châu Âu đã bất ngờ công bố điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép không gỉ cán nguội có xuất xứ từ Việt Nam nhằm giải quyết nghi vấn lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại từ lệnh chống bán phá giá đang áp dụng với Indonesia.
Những sản phẩm thép thuộc diện điều tra có mã HS 7219 31 00, 7219 32 10, 7219 32 90, 7219 33 10, 7219 33 90, 7219 34 10, 7219 34 90, 7219 35 10, 7219 35 90, 721 9 90 20, 7219 90 80, 7220 20 21, 7220 20 29, 7220 20 41, 7220 20 49, 7220 20 81, 7220 20 89, 7220 90 20 và 7220 90 80
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thép của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia, dẫn đến tỷ lệ điều tra phòng vệ thương mại tăng cao. Phần lớn các vụ kiện thường đến từ các thị trường lớn và quan trọng như châu Âu, Hoa Kỳ, Mexico,…
Đây là những thị trường vô cùng tiềm năng tuy nhiên chúng cũng có nhiều tiêu chuẩn, quy định khắt khe và rủi ro phòng vệ thương mại cao.
Một nguyên nhân khách quan khiến Việt Nam chịu điều tra phòng vệ thương mại khác là việc Trung Quốc và các nước phương Tây đang trong nguy cơ căng thẳng thương mại, dẫn đến việc các quốc gia này hạn chế giao thương.
Theo thông báo mới nhất của Ủy ban châu Âu (EC) tháng 5 năm 2024, cơ quan này có thể áp đặt thuế chống bán phá giá đối với thép cuộn nhập khẩu từ Trung Quốc nếu xác định rằng sản phẩm này đang bị bán phá giá và gây thiệt hại cho ngành công nghiệp địa phương.
Đây là cơ hội để các quốc gia như Việt Nam chiếm thị phần xuất khẩu lớn hơn khi Trung Quốc dần bị hạn chế, song cũng dẫn đến việc gia tăng nguy cơ điều tra phòng vệ thương mại.
Việc xác định đây là cơ hội hay thách thức sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào chính sách của các doanh nghiệp thép Việt Nam. Để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như nhận được tư vấn về hướng phát triển tiếp theo, các doanh nghiệp Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ hơn lượng hàng xuất khẩu và liên hệ với các công ty luật uy tín về chống bán phá giá và phòng vệ thương mại để nhận hỗ trợ kịp thời.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN