Nhiều chuyên gia và nhiều nhà đầu tư tham gia buổi hội thảo về báo cáo tổng kết 30 năm phát triển và xây dựng các khu công nghiệp và khu kinh tế tại TP.HCM đều nhất trí rằng cần có những đạo luật riêng để điều chỉnh các vấn đề, giúp phát triển phân khúc khu công nghiệp và khu kinh tế một cách ổn định trong tương lai.
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, sự phát triển của các khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) đã góp không nhỏ vào hoạt động cải thiện các quy định và môi trường đầu tư kinh doanh và đẩy mạnh việc đổi mới thủ tục hành chính.
Những rào cản trong việc phát triển các khu công nghiệp và khu kinh tế
Mặc dù vậy, việc thực hiện các quy định liên quan đến phát triển KCN, KKT còn tồn tại những khó khăn, cụ thể:
Rào cản đầu tiên là việc quy hoạch toàn bộ để phát triển các KCN và KKT vẫn chưa thực sự phù hợp với kế hoạch phát triển của chính quyền địa phương.
Khi tập trung phần lớn các KCN, KKT vào một khu vực hoặc bên cạnh các tuyến quốc lộ lớn đã tạo nên ảnh hưởng xấu lên hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội của chính quyền các tỉnh.
Đặc biệt, các KCN và KKT vẫn chưa đủ sức hấp dẫn để thu hút nhiều khách thuê.
“Việt Nam đang bước vào một giai đoạn mới và cần phải đổi mới toàn diện và mạnh mẽ để trở thành một nước phát triển và hiện đại, vượt qua bẫy thu nhập trung bình và tránh bị các nước trong khu vực bỏ lại phía sau. Muốn vậy, chúng ta phải liên tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, điều chỉnh mục tiêu, định hướng phát triển KCN, KKT thích ứng với bối cảnh mới, góp phần thực hiện các chiến lược phát triển và sự phát triển của đất nước, ” ông Đông chia sẻ.
Nhiều chuyên gia và các nhà đầu tư đã chỉ ra những rào cản, khó khăn trong công cuộc phát triển KCN, KKT thời gian qua và nguyên nhân cơ bản của chúng, trong số đó có các bất cập liên quan đến việc quản lý nhà nước tại các KCN, KKT (hoạch định chính sách, quy hoạch xây dựng và khung pháp lý cho sự phát triển của KCN) và KKT, việc phối hợp chưa hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương và năng lực cạnh tranh hấp dẫn đầu tư chưa cao của các KCN, KKT tại Việt Nam so với các quốc gia trên thế giới).
Các chuyên gia và nhà đầu tư cũng đã chia sẻ những giải pháp hiệu quả, để đẩy mạnh hoạt động xây dựng và phát triển các KCN, KKT trong tương lai gần.
Với cơ sở nội dung hội thảo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ thiết lập dự thảo Báo cáo 30 năm xây dựng và phát triển KCN, KKT, soạn thảo luật hoặc nghị quyết mới nộp Thủ tướng Chính phủ.
Những thành tựu đáng kể
Hiện nay, cả nước đã có khoảng 369 KCN (cả KCN nằm trong khu kinh tế) tại 61/63 địa phương, thành phố. Tổng diện tích của các dự án này lên đến gần 114 nghìn ha, 26 KKT cửa khẩu đã được xây dựng tại 21 địa phương, thành phố với tổng diện tích vào khoảng 766.000ha. Bên cạnh đó là 18 KKT ven biển được xây dựng tại 17 tỉnh, thành phố. Tổng diện tích đất, mặt nước của các dự án này lên đến gần 853.000ha.
Những KCN, KKT đã đóng góp không nhỏ vào thành tựu tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế Việt Nam bằng sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Từ đó thu hút được nguồn vốn quan trọng nâng cao tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Vốn đầu tư thực hiện, trong số đó có cả vốn đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN, KKT chiếm tới 27,7% tổng vốn đầu tư của toàn xã hội trong giai đoạn từ 2016 đến 2019. Cũng trong giai đoạn này giá trị xuất khẩu bình quân hàng năm đã vượt qua mức 55% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Cuối cùng, các KKT, KCN đã đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước, con số này lên tới hơn 400 nghìn tỷ đồng (17,3 tỷ USD) tương đương với 60% tổng nguồn thu ngân sách của địa phương tại một số tỉnh như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Hải Phòng, cũng như tạo việc làm cho hơn 3,8 triệu lao động trực tiếp, tương đương với khoảng 7% nguồn lao động của cả quốc gia.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về tư vấn luật doanh nghiệp, đầu tư tại Việt Nam và quốc tế.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN