Sáng ngày 29 tháng 6 năm 2023, ASL LAW đã tổ chức một hội thảo trực tuyến theo hình thức Webinar với chủ đề: Nghị định Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân tại Việt Nam và Giao dịch Xuyên Biên Giới
Hội thảo trực tuyến này nhằm mục đích giới thiệu, phân tích các cơ sở pháp lý liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân và những khó khăn, lưu ý cần chú ý khi Nghị định số 13/2023/NĐ-CP (“Nghị định số 13”) về bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2023, nhằm cung cấp sự hướng dẫn thiết thực để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến việc thu thập, xử lý thông tin, dữ liệu cá nhân tại Việt Nam chú ý trước khi Nghị định có hiệu lực, tránh các tác động khó lường có thể xảy đến khi không nắm rõ thông tin của Nghị định và tạo nên ảnh hưởng đến mô hình hoạt động, kinh doanh của mình.
Diễn giả tại Hội thảo
- Luật sư Phạm Duy Khương, Giám đốc điều hành của ASL LAW.
- Luật sư Nguyễn Thị Thúy Chung, Cộng sự cao cấp của ASL LAW.
Nội dung chính tại Hội thảo trực tuyến về Nghị định Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân tại Việt Nam và Giao dịch Xuyên Biên Giới
Luật Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân tại Việt Nam sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2023. Điều này được cho là sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cách thu thập, chuyển dữ liệu ra nước ngoài, lưu trữ và xử lý dữ liệu cá nhân tại Việt Nam.
Trong buổi hội thảo trực tuyến này, các luật sư của ASL LAW đã cung cấp thông tin mới nhất về các điều kiện và biện pháp mới mà doanh nghiệp nên áp dụng để hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Các loại dữ liệu cá nhân
Mở đầu hội thảo, Luật sư Khương giới thiệu về việc phân loại các loại thông tin, dữ liệu cá nhân lần đầu tiên được quy định tại Việt Nam. Trong đó, dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm.

Khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Nghị định số 13 quy định chi tiết về các loại dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Cụ thể:
Dữ liệu cá nhân cơ bản bao gồm họ và tên; Ngày sinh; ngày mất; giới tính; nơi sinh, nơi thường trú, nơi tạm trú, nơi ở hiện nay; quốc tịch; hình ảnh cá nhân; số điện thoại; số chứng minh nhân dân hoặc số định danh cá nhân, số hộ chiếu; giấy phép lái xe, biển số xe; Mã số thuế cá nhân; mã số BHXH, BHYT; tình trạng hôn nhân; mối quan hệ gia đình.
Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân liên quan đến quyền riêng tư của một cá nhân, nếu bị xâm phạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá nhân đó, bao gồm: Quan điểm chính trị, tôn giáo; tình trạng sức khoẻ, đời sống riêng tư ghi trong bệnh án; nguồn gốc hoặc dân tộc; đặc điểm di truyền; đặc điểm đặc biệt; đời sống và khuynh hướng tình dục; minh chứng hành vi phạm tội được thu thập hoặc lưu trữ bởi cơ quan thực thi pháp luật; thông tin khách hàng của ngân hàng như danh tính, tài khoản, tiền gửi, tài sản ký gửi, giao dịch; Vị trí cá nhân được xác định thông qua các dịch vụ định vị.

Đối tượng dữ liệu và sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
Trong phần tiếp theo, Luật sư Khương và Luật sư Chung chia sẻ về các đối tượng quy định trong nghị định số 13 gồm Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên xử lý dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân, Bên thứ ba.

Tiếp đó, Luật sư Chung chia sẻ về yêu cầu đồng ý của chủ thể dữ liệu áp dụng đối với tất cả các hoạt động trong quy trình xử lý dữ liệu cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 13.

Trong đó, có các quy định đáng chú ý sau:
- Sự đồng ý của chủ thể dữ liệu phải được thể hiện rõ ràng, cụ thể bằng văn bản, giọng nói, đánh dấu vào ô đồng ý, cú pháp đồng ý qua tin nhắn, chọn các thiết lập kỹ thuật đồng ý hoặc qua một hành động khác thể hiện được điều này.
- Sự im lặng hoặc không phản hồi của chủ thể dữ liệu không được coi là sự đồng ý.
- Chủ thể dữ liệu có thể đồng ý một phần hoặc với điều kiện kèm theo.
- Đối với xử lý dữ liệu cá nhân nhạy cảm, chủ thể dữ liệu phải được thông báo rằng dữ liệu cần xử lý là dữ liệu cá nhân nhạy cảm.
Trường hợp không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu
Luật sư Chung cho biết, căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 13, trong các trường hợp sau các bên có thể xử lý dữ liệu cá nhân mà không cần sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, gồm:
- Trong trường hợp khẩn cấp.
- Trong trường hợp khẩn cấp quốc gia.
- Việc công khai dữ liệu cá nhân theo quy định của luật.
- Trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia
- Để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của chủ thể dữ liệu với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của luật.
- Phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước đã được quy định theo luật chuyên ngành.

Đánh giá tác động của việc xử lý dữ liệu cá nhân
Quy trình đánh giá tác động của việc xử lý dữ liệu cá nhân sẽ bao gồm 9 bước, gồm:

Mẫu thông báo gửi tới Bộ Công an được đính kèm trong bài thuyết trình, cùng với quy trình gửi, thời gian xử lý dự kiến và các lưu ý khác:

Giao dịch Xuyên Biên Giới


Phần tiếp theo, Luật sư Khương diễn giải về chủ đề giao dịch xuyên biên giới, gồm các giai đoạn cơ sở và lưu ý cần chú ý khi thực hiện các hoạt động liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân.
Xử lý xâm phạm và chủ động thực hiện các biện pháp bảo hộ
Khi có hành vi xâm phạm, chủ thể dữ liệu cần liên hệ, báo cáo hành vi xâm phạm đến các cơ quan có thẩm quyền xử lý, giải quyết vụ việc.

Để tránh việc ứng phó bị động, các bên nên tiến hành thực hiện các biện pháp bảo hộ dữ liệu cá nhân từ trước:

Hệ quả của việc xâm phạm dữ liệu cá nhân

Theo Nghị định số 13, có hai biện pháp xử phạt đối với hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân là xử phạt hành chính và xử lý hình sự.
Khoản 30, Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định bên thực hiện hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân có thể bị xử phạt lên đến 70 triệu VND.
Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, bên vi phạm có thể bị xử lý hình sự theo Điều 159, Điều 288 Bộ luật hình sự 2015 số 100/2015/QH13 về tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác, tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông. Hình phạt cao nhất lên đến 7 năm tù giam.
Điều các doanh nghiệp cần lưu ý về Nghị định số 13
Khi Nghị định số 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam và giao dịch xuyên biên giới có hiệu lực, các doanh nghiệp đang và dự định thực hiện hoạt động tại Việt Nam cần lưu ý về các yếu tố sau:
- Điều kiện với chủ thể kinh doanh: 6 điều kiện
- Chuẩn bị quy trình nội bộ: 4 bước
- Soạn thảo hợp đồng quy định chi tiết về dữ liệu cá nhân: 7 nội dung chính



Kết thúc buổi hội thảo trực tuyến, Luật sư Phạm Duy Khương gửi lời cảm ơn đến tất cả khách mời tham dự chương trình, đồng thời bày tỏ việc ASL LAW sẽ cam kết cập nhật các thông tin mới nhất về Nghị định Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân tại Việt Nam và Giao dịch Xuyên Biên Giới cho các khách mời thông qua email, đặc biệt là các mẫu tài liệu cần thiết chính thức khi cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Khách mời tham dự chương trình cũng có thể gửi các câu hỏi liên quan đến chủ đề hội thảo đến email: [email protected] và đội ngũ luật sư của ASL LAW sẽ soạn thảo các câu trả lời chi tiết giải đáp thắc mắc của khách mời.
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được tư vấn pháp lý chuyên sâu tại Việt Nam và quốc tế.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN