Ngày 02 tháng 4 năm 2024, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) thông báo khởi xướng điều tra chống trợ cấp sản phẩm kính cường lực tráng và không tráng từ Việt Nam. Đính kèm thông báo khởi xướng là Bản câu hỏi điều tra chống trợ cấp đối với mặt hàng kính cường lực tráng và không tráng có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc.
Theo Đạo luật Thuế Hải quan năm 1975, Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ chính thức khởi xướng điều tra chống trợ cấp sản phẩm kính cường lực tráng và không tráng từ Việt Nam từ ngày 2 tháng 4 năm 2024.
Một số thời hạn đáng chú ý bao gồm:
– Thời kỳ điều tra trợ cấp: từ ngày 01 tháng 01 năm 2023 đến 31 tháng 12 năm 2023;
– Thời kỳ điều tra thiệt hại: từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến 31 tháng 12 năm 2023;
– Thời hạn nêu ý kiến về việc bảo mật thông tin: 7 ngày kể từ ngày thông báo;
– Thời hạn nêu ý kiến về phạm vi sản phẩm bị điều tra (PUC) và mã quản lý sản phẩm (PCN): 10 ngày kể từ ngày thông báo;
– Thời hạn nộp Bản trả lời câu hỏi: 30 ngày kể từ ngày công bố PCN trên website của DGTR;
Theo hồ sơ có sẵn, người nhận được thông báo này (từ DGTR hoặc từ Cục Phòng vệ thương mại Việt Nam) sẽ là nhà xuất khẩu/nhà sản xuất hàng hóa bị điều tra. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể lựa chọn tham gia vào cuộc điều tra để bảo vệ lợi ích của mình và hỗ trợ Cơ quan có thẩm quyền đi đến quyết định công bằng, có lợi cho doanh nghiệp thông qua việc trả lời đầy đủ, đúng thời hạn Bản câu hỏi điều tra.
Mục đích của Bản câu hỏi là thu thập thông tin cần thiết để hoàn thành cuộc điều tra chống bán phá giá/chống trợ cấp. Các doanh nghiệp cần đưa ra câu trả lời rõ ràng và chính xác, chỉ rõ nguồn thông tin được sử dụng và đính kèm các tài liệu hỗ trợ khi cần thiết. Bất kỳ bảng tính hoặc tài liệu nào được sử dụng để trả lời bảng câu hỏi này mà không được đính kèm vì bất kỳ lý do gì sẽ được công ty lưu ý và sẵn sàng cho mục đích kiểm tra/xác minh thêm.
Câu trả lời trong Bản trả lời phải được viết bằng tiếng Anh và tất cả thông tin bổ sung hoặc tài liệu khác được cung cấp kèm theo cũng phải bằng tiếng Anh hoặc kèm theo bản dịch tiếng Anh và phải được Giám đốc điều hành của doanh nghiệp chứng nhận là chính xác, đầy đủ và được trình bày trung thực, có cái nhìn công bằng về các yếu tố tài chính và dữ liệu khác theo hiểu biết tốt nhất của mình.
Nhà xuất khẩu cũng phải cung cấp thông tin về các công ty liên quan ở Ấn Độ cùng với thông tin về doanh số bán hàng tại thị trường trong nước hoặc nước thứ ba, nếu có. Tất cả thông tin tài chính phải được thể hiện bằng nội tệ. Tỷ giá chuyển đổi áp dụng của đồng nội tệ sang Đô la Mỹ trong khoảng thời gian liên quan phải được cung cấp trong mỗi báo cáo.
Bản câu hỏi có thể được tải về tại đây.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal. xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN