Dịch Corona Covid 19_ Sự kiện bất khả kháng

Dịch Corona (Covid-19): Có áp dụng được điều kiện bất khả kháng hay không?

  1. Theo luật Việt Nam, với những hợp đồng có ngành nghề chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, hoặc những hợp đồng quốc tế do dịch bệnh mà không thể thực hiện đúng theo thỏa thuận, có thể dựa vào yếu tố bất khả kháng để miễn trừ nghĩa vụ hợp đồng không thưa luật sư?

COVID-19 có tác động mạnh tới nền kinh tế của Việt Nam cũng như tình hình đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt là trong bối cảnh nhà đầu tư đến từ vùng dịch không thể quy trở lại Việt Nam hoạt động bình thường hoặc bị cách ly trong khoảng một thời gian nhất định. Hệ luỵ của vấn đề này chính là những giao dịch, thoả thuận thương mại giữa các đối tác không thể thực hiện được. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp pháp lý thời hậu dịch.

Vì vậy, tìm hiểu những quy định pháp lý liên quan đến vấn đề này là hết sức quan trọng, cụ thể là pháp lý liên quan đến sự kiện bất khả kháng. Dịch bệnh như thế này có được coi là sự kiện bất khả kháng trong giao dịch thương mại được quy định trong Luật Việt Nam hay không?

Theo khoản 1 Điều 156 BLDS  2015: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. 

Theo đó, sự kiện bất khả kháng phải hội tụ 3 điều kiện:

+ Yếu tố khách quan (1):

Sự kiện này có thể là sự kiện tự nhiên như: thiên tai (lũ lụt, hạn hán, sóng thần,…), chiến tranh hay cũng thể là do con người gây ra…

+ Không lường trước được (2):

Là những sự kiện xảy ra hoàn toàn độc lập không theo ý chí của các bên và các bên hoàn toàn không nghĩ nó có thể xảy ra.

+ Không thể thực hiện được (3):

Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Vì vậy, cần phải phân tích xem dịch Covid 19 có hội tủ đủ 03 yếu tố nêu trên không để được coi là sự kiện bất khả kháng.

Trong bối cảnh hiện tại thì việc cơ quan chức năng đưa ra lệnh không cho hoạt động, cách ly bao gồm các hoạt động lưu thông hàng hoá, người, dịch vụ giữa các vùng nhất định chịu ảnh hưởng hoặc có nguy cơ chịu ảnh hưởng của dịch được coi là đáp ứng quy định về Yếu tố khách quan (1) và không thể lường trước được (2) bởi đây là quyết định của cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó có khả năng dẫn đến yếu tố thứ ba là giao dịch thương mại “Không thể thực hiện được (3).

Trong sự kiện Covid 19 có lẽ yếu tố (1) và (2) là tương đối rõ ràng và không cần phải tranh cãi. Tuy nhiên, yếu tố Không thể thực hiện được (3) sẽ là điều làm nảy sinh tranh chấp pháp lý chủ yếu bởi các bên phải chứng minh được là không thể khắc phục được tình hình mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng của mình.

Trong trường hợp dịch Covid 19 được coi là sự kiện bất khả kháng thì bên vi phạm nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm.

Dịch Corona Covid 19_ Sự kiện bất khả kháng 1
Dịch Corona Covid 19_ Sự kiện bất khả kháng_Ảnh ANI
  1. Những doanh nghiệp đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh nên ứng phó thế nào? Xin luật sư cho biết quan điểm cá nhân?

Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là nhà đầu tư đến từ Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông sẽ chịu ảnh hưởng nặng từ dịch corona. Theo chiều ngược lại doanh nghiệp Việt Nam có mối quan hệ thương mại với các nước này cũng chịu ảnh hưởng tương tự.

Như đã phân tích ở trên thì điều quan trọng nhất trong trường hợp có nghĩa vụ theo hợp đồng không thể thực hiện được phải chứng minh được là đáp ứng đủ 03 điều kiện về bất khả kháng theo quy định của pháp luật, trong đó đặc biệt lưu ý tới yếu tố khá định tính và nặng về khả năng thu thập bằng chứng đó là “Không thể thực hiện được”.

Theo đó, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng cần tiến hành các bước sau đây để đảm bảo quyền lợi của mình:

+ Thông báo với bên đối tác về những khó khăn trong thực hiện hợp đồng:

COVID 19 (NCOV) và vấn đề pháp lý; vấn đề pháp lý liên quan đến NCOV, COVID 19, NCOV và vấn đề pháp lý, COVID 19 và vấn đề pháp lý
Ra mắt Chuyên mục đặc biệt: COVID 19 (NCOV) và vấn đề pháp lý tại Việt Nam và quốc tế.

Bên không thực hiện được phần nghĩa vụ theo hợp đồng cần nhanh chóng thông báo cho bên còn lại của hợp đồng về ảnh hưởng của sự kiện được coi là bất khả kháng đối với việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của mình để giảm bớt tối đa nhất những thiệt hại sẽ phát sinh.

+ Đàm phán lại hợp đồng:

Đàm phán lại hợp đồng đối với phần nghĩa vụ có thể không thực hiện được do dịch Covid 19. Đây nên là phương án được ưu tiên đầu tiên trước khi tính đến yếu tố pháp lý.

+ Thu thập chứng cứ bổ sung cho yếu tố thứ 3 quan trọng và dễ gây tranh cãi “Không thể thực hiện được”:

Dịch Corona Covid 19_ Sự kiện bất khả kháng
Dịch Corona (Covid 19)_ Sự kiện bất khả kháng

Doanh nghiệp cần lưu lại các bằng chứng thể hiện được rằng doanh nghiệp đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết nhưng vẫn không thể thực hiện được phần nghĩa vụ của doanh nghiệp theo hợp đồng. Việc lưu giữ bằng chứng này là hết sức quan trọng để xác định yếu tố “Không thể thực hiện được” của trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

+ Lưu ý về hợp đồng thương mại trong tương lai liên quan đến sự kiện bất khả kháng:

Pháp luật Việt Nam hiện nay còn quy định chung chung về các sự kiện được coi là bất khả kháng. Do đó, khi soạn thảo hợp đồng các bên cần có điều khoản quy định, định nghĩa rõ về sự kiện bất khả kháng và nghĩa vụ thông báo của bên vi phạm khi có sự kiện bất khả kháng xảy ra.

Luật sư công ty luật ASL LAW, trả lời thắc mắc đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong bối cảnh lo lắng về những tranh chấp pháp lý có thể xảy ra trong tương lai vì yếu tố dịch bệnh.

Để được tư vấn, hãy liên hệ với ASL LAW:

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    —-Bài Viết Liên Quan—-

    – Lưu ý về kinh doanh tại Việt Nam

    – Những vấn đề pháp lý cần lưu ý đối với các công ty khởi nghiệp (startup) Việt Nam

    – Những vấn đề pháp lý cần lưu ý đối với các công ty khởi nghiệp (startup) Việt Nam

    – Lưu ý đối với sở hữu trí tuệ trong mua bán, sáp nhập (M&A)

    – Cơ sở pháp lý thu hút M&A vào Việt Nam

    – M&A tại Việt nam: lưu ý và khuyến nghị

    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*****
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat