Thách thức pháp lý trong lĩnh vực Y Tế - ASL LAW

Thách thức pháp lý về đầu tư trong lĩnh vực y tế

Thời gian gần đây không chỉ các nhà đầu tư trong nước mà các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến lĩnh vực y tế của Việt Nam. Biểu hiện của mối quan tâm đó là việc các nhà đầu tư nước ngoài tìm cách thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua đầu tư trực tiếp hoặc góp vốn và rót vốn vào lĩnh vực y khoa, dược và xây dựng nhiều bệnh viện tư nhân lớn. Tuy nhiên, thu hút đầu tư trong lĩnh vực y đế vẫn đặt ra nhiều trở ngại pháp lý đối với các nhà đầu tư.

Theo thống kê trong năm 2018, Việt Nam chi hoảng 2,5 tỉ USD để ra nước ngoài khám chữa bệnh và dự kiến mức này sẽ còn tiếp tục tăng. Ngoài ra, khảo sát của công ty Nielsen vào quý III/2019 cho thấy sức khỏe tiếp tục là mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam.

Nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư lớn cho lĩnh vực y tế tại Việt Nam

Các nhà đầu tư ngoại đã và đang nắm bắt được xu hướng và nhu cầu ngày một tăng cao của người dân Việt Nam đối với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua các hoạt động M&A, góp vốn vào các công ty Việt Nam.

Tiêu biểu có thể kể đến thương vụ VinaCapital sau khi thoái vốn khỏi Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ đã rót tiếp 25 triệu USD vào bệnh viện đa khoa Tâm Trí đơn vị sở hữu chuỗi 4 bệnh viện tư nhân lớn tại Đà Nẵng, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh và Đồng Tháp cùng hàng loạt khoản đầu tư vào các doanh nghiệp dược.

Ngoài ra,VinaCapital cũng cùng với DWS Vietnam Fund của Deustche Bank đã bỏ ra 20 triệu USD để nắm giữ 44% vốn của Hoàn Mỹ.

Nhà đầu tư Nhật Bản Taisho muốn bỏ ra hơn 3.400 tỷ đồng mua thêm 21,7% cổ phần Dược Hậu Giang để nâng tỷ lệ sở hữu lên quá bán (56,69%) dù bắt đầu rót vốn vào doanh nghiệp này chưa đầy 1 năm. Bên cạnh đó còn chứng kiến thương vụ M&A trong lĩnh vực y tế khi Nha khoa Mỹ sáp nhập vào Sun Medical Center.

Thách thức pháp lý trong lĩnh vực Y Tế - ASL LAW
Thách thức pháp lý trong lĩnh vực Y Tế 

Đâu ra rào cản đối với việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực y tế?

Mặc dù tiềm năng của lĩnh vực y tế là điều các nhà đầu tư thích thú nhưng trên thực tế lại có nhiều lực cản khiến các nhà đầu tư không thể quyết định đầu tư bởi Việt Nam chưa thể đơn đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tạo thuận tiện cho nhà đầu tư khi muốn bỏ vốn vào các ngành y tế. Một khi các thủ tục đầu tư được đơn giản, thuận tiện, tối ưu hóa đầu tư, tối đa hóa hiệu quả và phân bố rủi ro hợp lý thì Việt Nam sẽ có lợi thế cạnh tranh để trở thành điểm đến đầu tư y tế hấp dẫn.

Bác sĩ Dilshaad Ali, Cố vấn chuyên môn của Công ty TNHH DG Medical – phát biểu tại hội thảo chuyên đề Ngành y tế cần làm gì để thu hút đầu tư diễn ra tại TPHCM, nhận định rằng dù Việt Nam đã có chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, liên kết hợp tác nhằm thu hút vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng khám chữa bệnh hiện đại, chuyển giao công nghệ, đào tạo đội ngũ y bác sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân tuy nhiên đến nay sự đầu tư vào lĩnh vực y tế vẫn chưa xứng tầm mà nguyên nhân vẫn nằm ở chính sách.

Thực tế cho thấy hành lang pháp lý của Nhà nước đối với việc đầu tư vào ngành y tế vẫn chưa thật sự rõ ràng, cụ thể (đặc biệt là quy định về việc sau khi thoái vốn của nhà đầu tư hay việc nhà đầu tư được sử dụng lợi nhuận thu được từ đầu tư vào bệnh viện) để có thể chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tư khiến họ e dè khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực này.

Hơn nữa, ngoài hành lang pháp lý, để thu hút sự đầu tư của các nguồn lực bên ngoài vào y tế hoặc sự phối hợp công – tư, Nhà nước cũng cần mở rộng thêm mức chi trả bảo hiểm y tế, đặc biệt đối với các cơ sở y tế tư nhân.

Mặc dù Việt Nam đã có chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa, liên kết hợp tác nhằm thu hút vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng khám chữa bệnh hiện đại, chuyển giao công nghệ, đào tạo đội ngũ y bác sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân tuy nhiên đến nay sự đầu tư vào lĩnh vực y tế vẫn chưa xứng tầm mà nguyên nhân vẫn nằm ở chính sách, cụt thể là khung pháp luật hiện tại chưa tạo được sự an toàn cho các nhà đầu tư theo hình thức đầu tư đối tác công – tư PPP.

Mặc dù, hình thức đầu tư PPP trong lĩnh vực y tế được Chính phủ đưa ra bàn bạc và mở lối từ hơn 10 năm nay nhằm giúp y tế tư nhân phát triển để qua đó hỗ trợ giảm tải y tế công lập, nhưng do pháp lý không rõ ràng nên không thể triển khai. Môi trường đầu tư PPP của nước ta hiện nay khó khăn cho nhà đầu tư trong nước và lại còn không phù hợp cho nhà đầu tư nước ngoài.

Nguyên nhân là do nhà nước bị động trong vai trò chuẩn bị dự án. Ví dụ như Dự án Bệnh viện Đa khoa Cẩm Phả (Quảng Ninh). Khi các nhà đầu tư vào khảo sát thì thấy mọi việc đều khả thi, nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì gặp một số vấn đề trục trặc về tài sản nhà nước (nhân lực, đất, thương hiệu…) không có giá trị thương hiệu, khó khăn khi xác định phần đóng góp, quá trình thẩm định PPP kéo dài, nhiều dự án nâng lên, đặt xuống, không hiệu quả.

Bên cạnh đó, không có quy định rõ ràng đối với hai hình thức bệnh viện công và bệnh viện PPP trong phạm vi dịch vụ, giá dịch vụ y tế của Việt Nam quá thấp (giá dịch vụ thấp khiến cho hệ thống y tế tư nhân rất khó phát triển, hệ thống y tế công vẫn phải bổ sung nguồn ngân sách, bệnh nhân vẫn phải bỏ tiền ra để đảm bảo cho việc khám chữa bệnh của mình.

Với nền tảng như vậy, nhà đầu tư nước ngoài rất e ngại nguy cơ mất vốn), nhân lực y tế và đấu thầu thuốc. Không có hướng dẫn trong việc chuẩn bị và kiểm soát các dự án PPP y tế, không có nguồn tài chính hỗ trợ cho các dự án PPP y tế, không có các quỹ chuẩn bị dự án, không có quỹ bù đắp thiếu hụt, không có bảo lãnh của Chính phủ.

Bài viết của công ty Luật ASL LAW – Hãng luật chuyên đưa các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

Để được tư vấn, hãy liên hệ với ASL LAW:

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*****

    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại

     

    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat