Nghị định 70/2021/NĐ-CP: 5 điểm mới sửa đổi hướng dẫn Luật Quảng Cáo

Nghị định 70/2021/NĐ-CP: 5 điểm mới sửa đổi hướng dẫn Luật Quảng Cáo

Chính phủ đã ban hành Nghị định 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021. Nghị định này được ban hành để sửa đổi Nghị định 181/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quảng cáo với nhiều quy định mới liên quan đến hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới. Nghị định 70//2021/NĐ-CP sẽ có hiệu lực tính từ ngày 15/09/2021.

Nghị định 70/2021/NĐ-CP: 5 điểm mới sửa đổi hướng dẫn Luật Quảng Cáo
Nghị định 70/2021/NĐ-CP: 5 điểm mới sửa đổi hướng dẫn Luật Quảng Cáo

Điểm 1: Phải thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông

Theo Nghị định 70/2021/NĐ-CP mới ban hành, các tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn kinh doanh quảng cáo xuyên biên giới cần phải thông báo thông tin liên hệ với Bộ Thông tin và Truyền thông các nội dung sau: Tên tổ chức, tên giao dịch, địa chỉ trụ sở chính nơi đăng ký hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo; địa điểm đặt hệ thống máy chủ chính cung cấp dịch vụ và hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam; Tên tổ chức, cá nhân đại diện tại Việt Nam, địa chỉ email, điện thoại liên hệ.

Nghị định mới cũng quy định các cá nhân, tổ chức nước ngoài kinh doanh quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải thực hiện thông báo trong vòng 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh. Hình thức thông báo có thể là thông báo trực tiếp hoặc là thông báo qua đường bưu chính, hoặc là đường điện tử tới Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điểm 2: Phải xử lý quảng cáo vi phạm theo yêu cầu trong vòng 24 giờ

Nghị định 70/2021/NĐ-CP sửa đổi Điều 14 của Nghị định 181/2013/NĐ-CP giờ đây đã quy định rõ quy trình ngăn chặn, gỡ bỏ nội dung quảng cáo vi phạm; đồng thời bổ sung chế tài xử lý trong trường hợp không tuân thủ theo yêu cầu của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Cụ thể, sau khi nhận được yêu cầu từ Bộ Thông tin và Truyền thông, các tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải thực hiện xử lý quảng cáo vi phạm theo yêu cầu. Thời gian để thực hiện xử lý là trong 24 giờ tính từ lúc nhận được yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Thông tin về các quảng cáo bi phạm đã được gửi cho các tổ chức, cá nhana nói trên sẽ được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Nếu xử lý không đúng thời hạn mà không có lý do chính đáng, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ thực thi các biện pháp ngăn chặn quảng cáo vi phạm pháp luật.

Đặc biệt, với quảng cáo xuyên biên giới vi phạm pháp luật ảnh hưởng tới an ninh quốc gia Việt Nam, vơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam sẽ thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn quảng cáo vi phạm pháp luật. Các biện pháp ngăn chặn này sẽ được gỡ bỏ chỉ khi các tổ chức, cơ quan nước ngoài xử lý theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Điểm 3: Phải có giải pháp kiểm soát và loại vỏ nội dung vi phạm

Đây là một mới trong Nghị định 70/2021/NĐ-CP, cụ thể, người phát hành quảng cáo, người quảng cáo khi giao kết hợp đồng với người kinh doanh dịch vụ quảng cáo (gồm tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới) có quyền và nghĩa vụ:

  • Yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo không đặt sản phẩm quảng cáo vào nội dung vi phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật An ninh mạng, Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có giải pháp kỹ thuật để người phát hành quảng cáo, người quảng cáo tại Việt Nam có thể kiểm soát và loại bỏ các sản phẩm quảng cáo vi phạm pháp luật Việt Nam trên hệ thống cung cấp dịch vụ.

Điểm 4: đại lý quảng cáo Việt Nam phải báo cáo định kỳ trước 31/12

Theo quy định của Nghị định 70/2021/NĐ-CP, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ là đầu mối quản lý về hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.

Kể từ ngày 15/09/2021, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong nước (gọi là đại lý quảng cáo – agency) có hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải thực hiện:

  • Báo cáo định kỳ hàng năm trước ngày 31/12 hoặc;
  • Báo cáo đột xuất khi có yêu cầu về hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam cho Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử – Bộ Thông tin và Truyền thông.

Việc báo cáo phải được thực hiện theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo nghị định này. Báo cáo có thể được gửi trực tiếp, theo đường bưu chính hoặc qua mail, fax.

Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo khi thực hiện các hợp đồng dịch vụ quảng cáo có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ (6 tháng/lần).

Điểm 5: không cần chạy quảng cáo qua Đại lý quảng cáo Việt Nam

Hiện nay chỉ khoảng 45% doanh thu quảng cáo trên Google và khoảng 30% trên Facebook là thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo Việt Nam. Còn lại phần nhiều người quảng cáo sẽ ký hợp đồng trực tiếp với Google (55%) và Facebook (70%).

Việc ký hợp đồng quảng cáo thông qua người kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuất phát từ nhu cầu của người quảng cáo, đặc biệt là các thương hiệu, nhãn hàng lớn muốn đảm bảo an toàn thương hiệu, hoàn toàn không phải là do các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tự nguyện, thực hiện quy định tại Nghị định 181/2013/NĐ-CP. Kể cả khi thông qua các đại lý quảng cáo thì vẫn tồn tại nhiều vi phạm về quảng cáo vì đại lý quảng cáo cũng không thể kiểm soát vị trí đặt/gắn sản phẩm quảng cáo nên dẫn đến tình trạng phổ biến là nhiều thương hiệu nổi tiếng bị gắn vào các video có nội dung xấu độc, vi phạm pháp luật Việt Nam, thậm chí là chống phá Đảng và Nhà nước trên Youtube, ảnh hưởng đến an toàn và uy tín các thương hiệu, khiến một số thương hiệu, sản phẩm quảng cáo vô tình hỗ trợ kinh phí thông qua việc trả tiền quảng cáo.

Như vậy, về hiệu quả quản lý Nhà nước, quy định này không phải là quy định cần và đủ để bảo đảm hoạt động quảng cáo xuyên biên giới tuân thủ luật pháp Việt Nam, đặc biệt đối với nội dung quảng cáo.     

Xuất phát từ thực tế này, Nghị định 70/2021/NĐ-CP đã không còn quy định điều này. Do đó, từ ngày 15/9/2021, người quảng cáo có thể trực tiếp ký hợp đồng với Google, Facebook, Youtube…

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ, tư luật về bất động sản.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat