vướng mắc ở điều khoản ‘tháng liền kề’ trong chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Việt Nam, vướng mắc ở điều khoản ‘tháng liền kề’ , điều khoản ‘tháng liền kề’ trong chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Việt Nam, vướng mắc ở điều khoản ‘tháng liền kề’ trong chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp ,

Vướng mắc ở điều khoản ‘tháng liền kề’ trong chế độ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Việt Nam

Chế độ trợ cấp thất nghiệp tại Việt Nam được đưa vào hoạt động để giúp đỡ người lao động có một khoản tiền trợ cấp trong thời gian không tìm được việc làm sau khi mới nghỉ việc tại công ty cũ. Tuy nhiên, dù có nhiều ưu điểm nhưng kể từ khi vận hành, các cơ chế chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp vẫn còn quá phức tạp, gây khó khăn cho người lao động mong muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp – quyền lợi chính đáng của họ. Một trong các khó khăn ở chế độ bảo hiểm thất nghiệp hiện hành là quy định về điều khoản ‘tháng liền kề’.

Theo một bài báo trên VnExpress, vợ chồng chị Nguyễn Thị Cẩm Tiên làm việc tại Công ty TNHH Asia Garment (quận 12) là một trong số các nạn nhân của các quy định quá mức phức tạp để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp.

Hàng tháng, chị Tiên đều bị trừ gần 600.000 đồng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội với mức thu nhập hơn 6 triệu đồng một tháng. Tuy nhiên, sau 4 năm làm việc, vợ chồng chị Tiên chỉ được công ty đóng 1,5 năm bảo hiểm xã hội. Thời gian còn lại đều bị công ty nợ lương, một điều tương đối thường thấy đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tại Việt Nam.

Nhiều người lao động bức xúc ngừng việc sau nhiều lần bị cơ quan nợ lương, không chi trả chế độ. Họ khiếu nại cơ quan chức năng mới biết công ty nợ bảo hiểm xã hội hơn 8 tỷ đồng. Thất vọng, anh chị và 400 công nhân khác nghỉ việc.

Dẫu bị công ty trốn đóng bảo hiểm nhưng nhớ lại 1,5 năm được đóng bảo hiểm xã hội thực tế, vợ chồng chị Tiên mong muốn nhận được số tiền trợ cấp thất nghiệp lại bàng hoàng nhận được kết quả là hồ sơ không đạt tiêu chuẩn do tháng liền kề trước khi nghỉ việc vợ chồng chị đã không tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Với 18 tháng đóng bảo hiểm thì chị Tiên đáng ra sẽ nhận được 3 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng do công ty không đóng bảo hiểm xã hội tháng liền kề trước khi chị nghỉ việc nên chị đã không đủ tiêu chuẩn để nhận trợ cấp thất nghiệp.

Nói cách khác, sai lầm của công ty đã khiến quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng. Từ 2,5 năm đóng bảo hiểm bị thiếu đến việc không nhận được trợ cấp thất nghiệp, tất cả đều là từ phía doanh nghiệp. Quy định hiện hành của pháp luật về chế độ trợ cấp thất nghiệp khiến quyền lợi của người lao động bị tổn hại mà không do lỗi của họ.

Không chỉ trường hợp của chị Cẩm Tiên mà mỗi năm, hàng chục nghìn người lao động cũng gặp khó khăn tương tự khi cố gắng xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Việt Nam. Chỉ tính riêng trong năm 2021, cả nước có hơn 801.000 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng đến hơn 37.000 người bị từ chối giải quyết.

Kết dư của quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam cuối năm 2021 là hơn 61.400 tỷ đồng. Số kết dư cao hơn hai lần tổng chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp và chi phí quản lý nên ngân sách nhà nước không phải hỗ trợ.

Góc nhìn pháp lý

Theo quy định hiện hành, hàng tháng chủ doanh nghiệp và người lao động trích 2% tiền lương đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp, nhà nước hỗ trợ tối đa 1%.

Với thời gian đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội từ 12 đến 36 tháng, người lao động mất việc sẽ được trợ cấp ít nhất ba tháng trợ cấp thất nghiệp với mức hưởng bằng 60% tiền lương trung bình 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Mức hưởng tối đa là 12 tháng với thêm 1 tháng hưởng sau mỗi 12 tháng đóng thêm vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, dù không được quy định trong Luật Việc làm 2013 số 38/2013/QH13 nhưng Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Nghị định 61/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 28/2015/NĐ-CP đều có quy định về ‘tháng liền kề’ khi xét đến thời điểm người lao động tham gia chế độ bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam.

Khoản 2 Điều 12 Văn bản hợp nhất 3922/VBHN-BLĐTBXH 2020 nghị định hướng dẫn Luật Việc làm quy định rằng người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm nếu được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận:

  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. 
  • Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp của tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
  • Có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.
  • Có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị.
  • Có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng tại đơn vị.

Bởi lẽ cơ quan bảo hiểm có nguyên tắc là doanh nghiệp đóng đến đâu cơ quan bảo hiểm xác nhận đến đó. Do đó, với doanh nghiệp nợ bảo hiểm, người lao động không được xác nhận “tháng liền kề” là điều kiện cần để hưởng trợ cấp thất nghiệp, cùng với các điều kiện khác như xác nhận chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng việc làm, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, không có công việc mới sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng như quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013.

Giải pháp

Hàng tháng người lao động đều bị công ty trích lương đóng vào các quỹ bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp ít nhất là vài trăm nghìn đồng, nhiều lên đến tiền triệu. Doanh nghiệp để nợ bảo hiểm xã hội không phải lỗi của người lao động mà chủ yếu do cơ chế quản lí yếu kém, năng lực hạn chế của ban lãnh đạo. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành thì người lao động lại là bên chịu ảnh hưởng khi phía doanh nghiệp, người sử dụng lao động làm sai, nợ đóng bảo hiểm xã hội.

Qua đó, Việt Nam cần xem xét lại các chế độ hiện hành, đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động tuân thủ pháp luật. Tránh việc đưa ra các quy định quá phức tạp không phụ thuộc vào ý chí của 2 bên trong quan hệ lao động nhằm mục đích giảm số lượng cá nhân đủ điều kiện hưởng các chế độ xã hội, bảo toàn quỹ bảo hiểm xã hội vốn được thành lập để giải quyết các vấn đề xã hội tại Việt Nam.

Hiện nay, các Nghị định sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thi hành Luật Việc làm 2013 đang tồn tại nhiều vướng mắc, bất cập, ảnh hưởng quyền và lợi ích của người lao động. Qua đó, các cơ quan có thẩm quyền nên xem xét cách giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động theo hướng tập trung bảo vệ quyền lợi của người lao động hơn là sự bền vững của quỹ bảo hiểm.

Khoản 2 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 số 80/2015/QH13 quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.”

Theo đó, khi các Nghị định sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thi hành Luật Việc làm 2013 không hợp lí thì các cơ quan bảo hiểm, cơ quan lao động Việt Nam có thể xem xét việc không áp dụng các điều khoản còn vướng mắc trong các nghị đinh trên và áp dụng quy định tại Luật Việc làm 2013 để giải quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, đảm bảo quyền lợi của người lao động.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệ

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Đăng ký thương hiệu quốc tế

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu

    Quy trình đăng ký nhãn hiệu

    Đăng ký nhãn hiệu như thế nào

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ bảo hộ nhãn hiệu

    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoá

    Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền

    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền

    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào

    Đăng ký nhãn hiệu mới

    Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Luật sư sở hữu trí tuệ

    Đăng ký nhãn hiệu công ty

    Đăng ký nhãn hiệu logo

    Đăng ký sáng chế

    Dịch Vụ đăng ký sáng chế

    Đăng ký độc quyền sáng chế

    Đăng ký bản quyền tác giả

    Đăng ký bản quyền phần mềm

    Thủ tục đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền

    Đăng ký bản quyền bài hát

    Công ty luật sở hữu trí tuệ

    Đại diện sở hữu trí tuệ

    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài

    Đăng ký thương hiệu

    Đăng ký thương hiệu độc quyền

    Phí đăng ký nhãn hiệu

    Dịch vụ đăng ký thương hiệu

    Đăng ký thương hiệu như thế nào

     

    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***

     

     

    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup

     

    Đăng ký nhãn hiệu quốc tế

    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam

     

    Đăng ký sáng chế

    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam

     

    Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)

    Mở công ty tại Việt Nam

     

    Tư vấn tài Chính – Ngân hàng

    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

     

    Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng

    Dịch vụ sở hữu trí tuệ

     

    Pháp lý về lao động và việc làm

    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam

     

    Tư vấn giải quyết tranh chấp

    Đăng ký bản quyền

     

    Tư vấn nhượng quyền thương mại

    Công ty luật tại Hà Nội

     

    Công ty luật tại Hồ Chí Minh

    Văn phòng luật tại Hồ chí minh

     

    Tư vấn pháp lý thường xuyên

    Công ty luật sở hữu trí tuệ

     

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

     

     

     

     

     

     

     

     

     

    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat