phiên thảo luận thứ nhất tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2023 , Sức Bật Mới Cho Thị Trường M&A Việt Nam, các phiên thảo luận tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2023 , nội dung chính tại phiên thảo luận thứ nhất Diễn đàn M&A Việt Nam 2023 , diễn giả các phiên thảo luận tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2023 ,

Tổng quan Phiên thảo luận thứ nhất chủ đề Sức Bật Mới Cho Thị Trường M&A tại Diễn đàn M&A 2023

Phiên thảo luận thứ nhất với chủ đề “Sức bật mới cho thị trường M&A” tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2023 có sự tham gia của các chuyên gia với kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực M&A tại Việt Nam và quốc tế. Phiên thảo luận chủ yếu xoay quanh các vấn đề như cơ hội của Việt Nam trước sự đứt gãy và sắp xếp lại của chuỗi cung ứng quốc tế, cùng bài toán và lời giải đáp cho sự dịch chuyển của dòng vốn ngoại vào Việt Nam trong bối cảnh kinh tế quốc tế mới, triển vọng tương lai cho thị trường M&A Việt Nam năm 2024,…

Phiên thảo luận này có sự tham gia của các diễn giả, chuyên gia như: ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ M&A xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam; Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG tại Việt Nam và Campuchia; Bà Bình Lê Vandekerckove, Nhà sáng lập & Tổng giám đốc, Công ty Tư vấn thương vụ ASART; Bà Võ Hà Duyên, Chủ tịch, Công ty Luật VILAF; Ông Khanh Vũ, Phó tổng giám đốc Quỹ VinaCapital Vietnam Opportunity; Ông Sebastien Laurent, Giám đốc điều hành khu vực châu Á, Công ty Tư vấn Financière de Courcelles.

Nội dung chính tại Phiên thảo luận

Phiên thảo luận tập trung vào các nội dung sau:

– Sự đứt gãy và sắp xếp lại của chuỗi cung ứng quốc tế đang tạo ra cơ hội hiếm có để Việt Nam không chỉ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, mà còn đón nhận làn sóng các nhà đầu tư, dòng vốn và công nghệ đang tìm điểm đến mới. Việt Nam đón nhận cơ hội thế nào để tạo sức bật mới cho thị trường M&A?

– Dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào Việt Nam, với sự có mặt của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, sẽ tạo năng lực mới cho nền kinh tế, mở ra cơ hội hợp tác mới thế nào?

– Khủng hoảng tạo dịch chuyển dòng vốn thế nào? Triển vọng dòng vốn quốc tế chảy vào Việt Nam thông qua kênh M&A sắp tới sẽ như thế nào? Nguồn vốn sẽ đến từ đâu là chủ yếu?

– Dự báo xu hướng M&A năm 2024. Những ngành, lĩnh vực nào sẽ sôi động?

Thách thức Việt Nam phải đối mặt khi phát triển thị trường M&A

Sau bản báo cáo các số liệu mới nhất về tình hình M&A Việt Nam tính đến hết tháng 10 năm 2023, bao gồm cơ cấu lĩnh vực của các thương vụ M&A, đà phát triển của M&A tại Việt Nam trong 15 năm, các kinh nghiệm và bài học Việt Nam đạt được qua từng giai đoạn 5 năm,… Phiên thảo luận thứ nhất đã chính thức bắt đầu.

Diễn giả thảo luận tại Phiên thứ nhất Diễn đàn M&A Việt Nam 2023

Với câu hỏi nhận xét về tình hình M&A tại Việt Nam, triển vọng và khó khăn cần vượt qua để phát triển thị trường M&A, các diễn giả dần đưa ra các nhận định về khó khăn và giải pháp Việt Nam cần thực hiện để đưa M&A qua thời kì khó khăn và tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa.

Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ M&A xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam nhận định rằng trong quá khứ, 3 thách thức lớn nhất gồm giới hạn, hệ thống kế toán và kỳ vọng định giá quá cao của bên bán là yếu tố cản trở thị trường M&A. Đây là những thách thức lớn nhất mặc dù doanh nghiệp của ông đã có thể vượt qua các khó khăn này với những nỗ lực của bên bán và bên mua.

Theo đó, nếu được giải vướng, không chỉ các doanh nghiệp Nhật Bản mà các doanh nghiệp từ các quốc gia châu Á khác mà Việt Nam đã thành công thu hút được lượng lớn vốn đầu tư như Singapore, Hàn Quốc,… và các thị trường chưa có nhiều đầu tư như Châu Âu, Hoa Kỳ cũng sẽ tích cực đầu tư vào Việt Nam trong giai đoạn tới.

Tuy nhiên, hiện tại, điều ông Yoshida đánh giá là khó khăn lớn nhất cho thị trường M&A Việt Nam là vấn đề về thời gian. Trong khi thị trường nội địa Nhật Bản có thể hoàn tất một thương vụ M&A trong 3 tháng, Nhật Bản với phương Tây là cần 6 tháng, nhưng Nhật Bản với Việt Nam cần hơn 1 năm.

Qua đó, dù vẫn hấp dẫn so với các quốc gia khác như Thái Lan và Myanma, Việt Nam sẽ cần cải thiện nhiều nếu muốn trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn hơn trên khán đài thế giới.

Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc KPMG tại Việt Nam và Campuchia cho biết điểm mạnh của doanh nghiệp Việt Nam là chất lượng hàng hóa dịch vụ và đội ngũ nhân sự tốt. Tuy nhiên, khi bước vào bối cảnh khó khăn, nhiều doanh nghiệp bộc lộ rõ điểm yếu về quản trị công ty, về minh bạch, về bảo vệ quyền lợi cổ đông… Thực tế đều cho thấy, doanh nghiệp nào làm tốt các điểm này thì đều thu hút vốn tốt.

Bên cạnh đó, trong 6 tháng qua, ông Cleine cho biết rằng ông đánh giá thấy các doanh nghiệp Việt đang có quá nhiều vấn đề nghiệm trọng liên quan đến bảng cân đối kế toán, các khoản nợ xấu, chi phí vay quá cao, việc huy động vốn qua trái phiếu có lãi suất cao,…

Các yếu tố tràn ngập tính rủi ro này tiềm tàng nhiều nguy hiểm, có khả năng tạo ra sự sụp đổ mang tính hệ thống, khiến doanh nghiệp Việt Nam dễ trở thành nạn nhân “bị ép giá”, buộc họ phải tái cấu trúc.

Bà Bình Lê Vandekerckove, Nhà sáng lập & Tổng giám đốc, Công ty Tư vấn thương vụ ASART nhận định các doanh nghiệpcỡ vừa ở Việt Nam có doanh thu 20 – 30 triệu USD hiện vẫn không có kiến thức cao về nhiều yếu tố trong M&A, điển hình như việc định giá.

Điều này đặt ra vấn đề các doanh nghiệp như vậy phải tìm hiểu hết các quy trình M&A nếu trong tương lai họ quyết định thực hiện các thương vụ M&A. Tuy nhiên, phương thức tìm hiểu này mang tính bị động, thường không mang lại kết quả tích cực. M&A không phải loại hình cần áp dụng trong trường hợp áp lực làm ăn thua lỗ mà là kênh để thực hiện chiến lược đột phá trong kinh doanh.

Ông Khanh Vũ, Phó tổng giám đốc Quỹ VinaCapital Vietnam Opportunity cho biết rằng doanh nghiệp của ông mới đây đã ký thỏa thuận hợp tác liên doanh để đầu tư vào logistic Việt Nam. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý rằng mọi thứ cần có ở Việt Nam thì đều có, chỉ riêng cơ sở hạ tầng là không đủ để đáp ứng nhu cầu.

Trong khi đó, đây là yếu tố rất quan trọng, cần xây dựng, đầu tư bài bản thì mới tăng cạnh tranh logistic. Nếu không, theo thời gian, các thứ khó khăn này sẽ cộng dồn, làm cho chi phí logistic sẽ tăng mạnh, qua đó làm giảm thu hút vốn đầu tư.

Ngoài ra, ông cho biết thêm rằng một khó khăn khác cản bước sự phát triển của các dòng vốn đầu tư vào Việt Nam là mức độ thanh khoản. Hiện nay, thị trường Việt Nam phải có đến 80 – 90% là nhà đầu tư nhỏ lẻ. Tình hình như vậy dù tốt cho việc huy động nguồn lực toàn dân song nó không tạo nên nhiều cơ hội đầu tư.

Khi là nhà đầu tư, chúng ta cũng muốn có lợi nhuận và khả năng thoái vốn, nên phải xác định thanh khoản đầu vào dòng tiền, đầu ra dòng tiền, đây là vấn đề quan trọng chúng ta phải cải thiện.

Nhận định thị trường M&A trong tương lai

Sau các nhận định, chia sẻ, bàn luận giữa các diễn giả và với các khách mời tham dự Diễn đàn M&A Việt Nam 2023, người điều phối phiên thảo luận thứ nhất khép lại chương trình với câu hỏi: Nếu có 3 từ khóa để chia sẻ các vấn đề trong tương lai, quý vị nhìn thấy gì? Đối với tôi là: tầm nhìn, cải cách và tập trung. Ngoài ra, ưu đãi thuế cũng là một từ khóa của các anh chị.

Ông Masataka “Sam” Yoshida: “Tôi nghĩ mọi người biết rằng nhà đầu tư Nhật Bản hoạt động tích cực tại thị trường Việt Nam. Người Nhật thận trọng khi đưa ra quyết định, 20-30 năm trước, có vài sự khác biệt vẫn tiếp tục … cố gắng thúc đẩy giao dịch hơn nữa giữa đầu tư Nhật bản vào Việt Nam.”

Ông Warrick Cleine: “3 chữ ‘khỏe mạnh – hy vọng – hạnh phúc’ khi chúng ta đến đây, Việt Nam – một quốc gia tuyệt vời, chúng ta nên cảm thấy hạnh phúc.”

Bà Bình lê Vandekerckove: “Bền vững – Thịnh vượng – Cẩn trọng.”

Bà Võ Hà Duyên: “Bền vững – Thịnh vượng.”

Ông Khanh Vũ: “Thứ nhất là chu kỳ chính sách cũng luôn có sự thay đổi – rất quan trọng cho phát triển kinh tế. Thứ hai là chu kỳ kinh doanh, năm nay có thể chưa tốt, nhưng 2024 sẽ quay lại. Việt Nam chống chọi tốt. Thứ ba là chu kỳ tình cảm – cảm xúc nhà đầu tư – họ có hài lòng, có đang trong hy vọng.”

Ông Sebastien Laurent: “Hãy ra ngoài để tìm hiểu thị trường khác. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam có nguồn lực tài chính tốt có thể tìm kiếm cơ hội M&A.

Sau phiên thảo luận, Ông Lê Trọng Minh (ngoài cùng bên phải), Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2023 đã tặng kỷ niệm chương cám ơn các diễn giả tham gia phiên thảo luận thứ nhất.

Cũng tại sự kiện này ASL LAW được bình chọn là 1 trong 15 Nhà tư vấn M&A tiêu biểu trong giai đoạn 2009-2023.

Liên hệ với ASL LAW để được hướng dẫn về Mua bán và Sáp nhập tại Việt Nam.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại

    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat