phòng vệ thương mại tại Việt Nam năm 2023, phòng vệ thương mại tại Việt Nam , cảnh báo phòng vệ thương mại tại Việt Nam cuối năm 2023, phòng vệ thương mại tại Việt Nam nửa đầu năm 2023,

Tình hình phòng vệ thương mại tại Việt Nam nửa đầu năm 2023 và cảnh báo đến cuối năm 2023

Trong một buổi phỏng vấn, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương Trịnh Anh Tuấn đã chia sẻ một vài số liệu về tình hình phòng vệ thương mại của Việt Nam nửa đầu năm 2023 và cảnh báo các nhóm ngành nghề cần chú ý chịu nguy cơ điều tra phòng vệ thương mại đến cuối năm 2023 cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Đến hết tháng 6 năm 2023, hàng xuất khẩu của Việt Nam đến các thị trường quốc tế đã phải đối mặt với 231 vụ việc phòng vệ thương mại. Trong đó, đứng đầu là các vụ điều tra chống bán phá giá (128 vụ việc), các vụ việc tự vệ (47 vụ việc), chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (33 vụ việc) và chống trợ cấp (23 vụ việc).

Con số trên là tổng tất cả các vụ điều tra từ khi Việt Nam chính thức gia nhập thị trường quốc tế. Chỉ tính riêng trong 6 tháng đầu năm 2023, các nước đã khởi kiện mới 4 vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam gồm 3 vụ việc chống bán phá giá của Hoa Kỳ với máy xịt rửa chạy bằng gas áp lực cao, giá để đồ bằng thép, túi mua hàng bằng giấy và 1 vụ việc tự vệ của Philippines với vỏ bình gas bằng thép.

Ngược lại, Việt Nam cũng đã chủ động sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích của khối doanh nghiệp sản xuất nội địa của mình. Từ khi bắt đầu cho đến hết tháng 6 năm 2023, Việt Nam đã khởi xướng điều tra tổng cộng 25 vụ việc phòng vệ thương mại gồm 16 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 06 vụ việc tự vệ và 2 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Đối với các cuộc điều tra đã được ban hành kết luận cuối cùng và đã trong tình trạng áp thuế phòng vệ thương mại, Việt Nam đang tiến hành điều tra rà soát 3 vụ việc gồm vụ việc rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm đường mía từ Thái Lan, vụ việc điều tra rà soát biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm sợi từ Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Trung Quốc, vụ việc điều tra rà soát biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm bột ngọt từ Indonesia và Trung Quốc.

Về mặt hàng chịu điều tra, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu chịu điều tra từ các quốc gia có quan hệ hợp tác thương mại chặt chẽ với Việt Nam như Hoa Kỳ, Ấn Độ, Australia,… về các mặt hàng thép, sợi, tủ gỗ, pin năng lượng,…

Các nhóm ngành chịu nguy cơ điều tra áp thuế phòng vệ thương mại đến hết năm 2023

Khi Việt Nam tiếp tục gia nhập sâu vào thị trường quốc tế với độ mở lớn qua các hiệp định FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA,… xu hướng Việt Nam chịu các cuộc điều tra phòng vệ thương mại tăng dần là tất yếu khi các doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu lượng lớn hàng hóa đến các thị trường quốc tế với ưu đãi thuế quan.

Theo Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại Việt Nam, các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam có nguy cơ cao trở thành đối tượng bị tiến hành điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ giờ đến hết năm 2023 và 2024 trở đi sẽ chủ yếu xoay quanh các mặt hàng kim loại và các sản phẩm kim loại như các sản phẩm thép, các sản phẩm nhôm, các sản phẩm đồng, ngành cao su và chất dẻo, ngành hóa chất, ngành vật liệu xây dựng, ngành gỗ.

Việc này là bởi vì Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh trong việc sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng trên sang thị trường quốc tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu lớn sẽ dễ dẫn đến tình trạng bán phá giá do cung lớn hơn cầu, ảnh hưởng đến quyền lợi của ngành sản xuất nội địa nước bạn.

Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.

 

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84366667697
    WhatsApp chat