nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong lĩnh vực nhà hàng, nhượng quyền thương mại lĩnh vực nhà hàng tại Việt Nam , các lưu ý khi nhượng quyền thương mại tại Việt Nam , quyền sở hữu trí tuệ trong nhượng quyền thương mại,

Thực tế về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong lĩnh vực nhà hàng

Hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam hiện đang ngày càng trở nên phổ biến, điển hình trong lĩnh vực nhà hàng ăn uống với nhiều ví dụ nổi bật như cà phê Highlands, kem Mixue, cửa hàng ăn nhanh McDonalds’,… nổi lên trên nhiều tỉnh thành Việt Nam. Trong bài viết sau, ASL LAW sẽ phân tích bản chất hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam trong lĩnh vực nhà hàng, ẩm thực qua hai tình huống giả định của VTV.

Các lưu ý cần chú ý khi thực hiện, ký kết một hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Trong tình huống giả định trên về việc tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại giữa bà H và công ty N vì một trong hai bên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nêu trong hợp đồng, Luật sư Phạm Duy Khương – Giám đốc điều hành Công ty Luật ASL LAW đã chỉ ra rằng vấn đề về việc bên nhận quyền buộc phải sử dụng nguồn nguyên liệu bắt buộc theo yêu cầu của bên nhượng quyền là vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong mỗi hợp đồng nhượng quyền thương mại.

Bởi lẽ trên thực tế, mỗi bên nhượng quyền đều có yêu cầu rất cao về khâu quản lý chất lượng sản phẩm của các bên nhận quyền, để không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của chuỗi nhượng quyền, nhận quyền quy mô quốc gia hoặc quốc tế.

Nếu phát hiện hành vi thay đổi, tráo đổi nguyên liệu bắt buộc trong hợp đồng, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, chất lượng sản phẩm thì bên nhượng quyền chắc chắn sẽ tiến hành xử lý vi phạm hợp đồng, như điều công ty N trong ví dụ đã áp dụng đối với bà H vì bà tự ý không sử dụng nguyên liệu cà phê được công ty N cung cấp.

Vấn đề về tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Trong tình huống giả định thứ 2 về tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu Phở T giữa ông B và ông H, Luật sư Khương cho biết rằng bản chất của vụ tranh chấp này rất đặc thù vì cả ông B và ông H đều không có quyền đối với nhãn hiệu Phở T tranh chấp.

Quyền đối với nhãn hiệu Phở T đã thuộc về ông A khi ông đăng ký năm 2003 và được cấp bằng năm 2005 và khi nhãn hiệu hết hạn vào 2013, ông A đã tiếp tục nộp đơn đăng ký vào năm 2014, được cấp bằng và qua đó, nhãn hiệu này sẽ có hiệu lực đến cuối năm 2024 trước khi cần được gia hạn.

Theo đó, tranh chấp về việc liệu ông H có quyền nhãn hiệu đối với nhãn hiệu Phở T để mà thực hiện các thương vụ nhượng quyền thương mại hay không theo lập luận của ông B là hoàn toàn vô nghĩa vì quyền này đều không thuộc về cả 2 bên tranh chấp.

Bình luận về vấn đề này, Luật sư Khương cho biết rằng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, các điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn dừng lại ở trạng thái ‘tùy chọn’. Điều này nghĩa là nếu có thông tin về quyền nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ thì có thể cho vào hợp đồng nhưng nếu không muốn thì cũng không cần thiết.

Các bên có thể nộp bổ sung sau hoặc nếu không nộp thì cũng không phải vấn đề. Hàng năm, các bên liên quan chỉ cần nộp một báo cáo cơ bản cho các cơ quan có thẩm quyền mà không cần diễn giải chi tiết hay có sự giám sát chặt chẽ nào, thể hiện lỗ hổng đáng báo động trong pháp luật về nhượng quyền thương mại của Việt Nam.

Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia phát triển, đang phát triển trên thế giới thì điều khoản về sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là bắt buộc trong mỗi hợp đồng nhượng quyền thương mại vì pháp luật họ quy định như vậy.

Luật sư Khương cho biết: “Tại nhiều nước, đã nói đến nhượng quyền thương mại là phải nói đến nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ trong khi tại Việt Nam, điều này vẫn không được chú trọng, luật định.”

Ngoài ra, khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, các bên cần có nhận thức rõ ràng rằng bên nhượng quyền luôn là bên mạnh và bên nhận quyền luôn là bên yếu thế. Tuy nhiên, không vì thế mà bên nhận quyền buộc phải ký kết mọi điều khoản bên nhượng quyền đưa ra. Họ vẫn giữ quyền đàm phán cơ bản nhất và qua đó, có thể đàm phán, nêu ý kiến của mình trong thương vụ hợp tác này.

Ví dụ như nếu điều khoản hợp đồng không có chi tiết thông tin về việc có bắt buộc phải sử dụng nguyên liệu cà phê bên nhượng quyền cung cấp thì có thể yêu cầu quy định chi tiết điều khoản này trong hợp đồng. Hoặc, nếu điều khoản bắt buộc về nguyên liệu là quá cứng rắn, không phù hợp với sự linh hoạt, điều kiện hoàn cảnh, nguồn cung thị trường địa phương của bên nhận quyền ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của họ thì bên nhận quyền hoàn toàn có thể yêu cầu đàm phán, nới lỏng quy định này.

Nếu hai bên không thể nhất trí về điều kiện có lợi cho cả hai thì tốt nhất là nên dừng việc ký kết hợp đồng để tránh sự phức tạp khi giải quyết tranh chấp gần như chắc chắn có thể xảy đến sau này.

Ngoài ra, trong thực tế xử lý các vụ việc tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam thì Luật sư Khương cũng nêu một điểm quan trọng cần chú ý khi nhượng quyền tại Việt Nam, vấn đề về sự độc quyền trong lãnh thổ nhất định. Đây là bài học trực tiếp từ việc thương hiệu ẩm thực kem, trà sữa Mixue tiến hành nhượng quyền thương mại hàng loạt trên lãnh thổ Việt Nam mà không có sự chú ý đến tính cạnh tranh giữa các cửa hàng nhận quyền.

Về vấn đề này, trong chương trình Kinh doanh và Pháp luật: Hợp đồng nhượng quyền thương mại lĩnh vực nhà hàng, ăn uống, Luật sư Khương cho biết rằng xét trên thực trạng hoạt động nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, các bên cần đặc biệt chú trọng về nội dung điều khoản, thậm chí từng câu chữ trong hợp đồng vì nó có thể có ý nghĩa khác nhau.

Ví dụ, trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có điều khoản ‘độc quyền trong phạm vi lãnh thổ 1km’ nhưng có thể là một điều khoản cố ý gây khó hiểu của bên nhượng quyền. Vì bên nhận quyền có thể diễn giải điều khoản này là trong khoảng cách 1km bán kính từ cơ sở thì tuyệt đối không có cửa hàng nhượng quyền nào khác cạnh tranh. Qua đó, chống hành vi cạnh tranh ảnh hưởng đến doanh thu, lợi ích của cả hai bên nhận quyền.

Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp mâu thuẫn nổ ra khi mà bên nhượng quyền giải thích rằng điều khoản này có ý nghĩa rằng trên cung đường do Nhà nước Việt Nam thiết lập kể từ cửa hàng nhận quyền sẽ không có cửa hàng nào khác. Tức, một người tiêu dùng phải đi ít nhất 1km trên đường thì mới đến cở sở nhượng quyền tiếp theo.

Cả 2 cách diễn giải đều có thể gây thiệt hại cho các bên nhận quyền khác nhau, tùy thuộc vào vị trí địa lý, hoàn cảnh xung quanh cơ sở. Tại Việt Nam, vì quy hoạch đường phố, bất động sản còn phức tạp nên không hiếm trường hợp các con phố gần như song song nhưng lại không thể đi đến địa điểm đó một cách dễ dàng trên con đường thiết lập.

Tuy nhiên, cả hai cửa hàng đều có thể nhìn thấy nhau rõ ràng và qua đó, dẫn đến sự cạnh tranh khắc nghiệt để lôi kéo khách hàng trong khi các bên nhận quyền thường bị giới hạn rất chặt chẽ về việc tự xây dựng các ý tưởng kinh doanh, marketing độc lập.

Theo đó, Luật sư Phạm Duy Khương khuyến nghị rằng trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại, hay bất kì loại hợp đồng nào khác, bên ký kết cần đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng, nắm vững được ý nghĩa của điều khoản và đặc biệt cẩn thận ở các điều khoản không rõ nghĩa vì các điều khoản đó có thể gây bất lợi lớn cho bên nhận quyền sau nhiều năm hoạt động, gây tốn kém cả thời gian và chi phí.

Để lường trước, đối diện và giải quyết các rủi ro này, tốt nhất là các bên ký kết liên hệ với một công ty luật uy tín chuyên về lĩnh vực soạn thảo hợp đồng, rà soát hợp đồng để nhận tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

Xem chi tiết bài phỏng vấn Luật sư Phạm Duy Khương trong chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” với chủ đề: Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực ẩm thực, nhà hàng của VTV tại đây.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về Nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoàiĐăng ký thương hiệu
    Đăng ký thương hiệu độc quyềnPhí đăng ký nhãn hiệu
    Dịch vụ đăng ký thương hiệuĐăng ký thương hiệu như thế nào
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***  
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại
    Công ty luật tại Hà Nội Công ty luật tại Hồ Chí Minh
    Văn phòng luật tại Hồ chí minh Tư vấn pháp lý thường xuyên
    Công ty luật sở hữu trí tuệ Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat