Tài sản sở hữu trí tuệ có thể chiếm phần lớn giá trị của một doanh nghiệp và có thể có tác động đáng kể đến hoạt động thu hút vốn, sự tăng trưởng và sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, có nhiều cách tiếp cận khác nhau đối với hoạt động định giá tài sản sở hữu trí tuệ (“SHTT”), và chúng có thể thay đổi đáng kể dựa trên các yêu cầu và mục đích của hoạt động định giá doanh nghiệp.
Việc hiểu được cách tiếp cận nào là phù hợp nhất và thu thập cũng như phân tích đúng thông tin cần thiết để định giá SHTT có thể rất phức tạp. Theo đó, các việc định giá doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi có sự hiện diện của các chuyên gia SHTT giàu kinh nghiệm. Theo đó, bài viết này sẽ đề cập đến một số vấn đề cần chú ý trong quá trình định giá tài sản SHTT cho mục đích kiểm soát hoạt động mua bán sáp nhập, như các yếu tố cần xem xét khi xác định giá trị thị trường của tài sản SHTT hay ý nghĩa của các giao dịch sáp nhập….
Xác định giá trị tài sản SHTT cho mục đích kiểm soát quá trình mua bán và sáp nhập
Các thương vụ mua bán và sáp nhập tác động đến người tiêu dùng vẫn là ưu tiên hàng đầu của các cơ quan quản lý cạnh tranh trên toàn thế giới. Một số cơ quan quản lý và chuyên gia trong ngành lo ngại về các thương vụ mua lại có khả năng làm giảm sự cạnh tranh, chẳng hạn như việc nắm giữ tài sản SHTT kết hợp của các bên. Mặc dù vậy, các giao dịch này lại thường không được xem xét bởi các cơ quan cạnh tranh, do các giao dịch như vậy có thể không đạt ngưỡng thông báo tập trung kinh tế.
Ở nhiều khu vực pháp lý nơi ngưỡng thông báo tập trung kinh tế quyết định liệu một giao dịch sáp nhập có phải thông báo cho các cơ quan quản lý cạnh tranh hay không, ngưỡng giá trị tài sản được xác định bằng cách tham chiếu đến giá trị gộp của tài sản công ty mục tiêu được ghi trên bảng cân đối kế toán cho năm tài chính trước đó. Tài sản vô hình (chẳng hạn như SHTT) có giá trị để báo cáo kiểm soát quá trình mua bán sáp nhập thường được xác định bằng chi phí của chúng. Do đó, giá trị tài sản SHTT để kiểm soát hoạt động mua bán sáp nhập (giá trị của tài sản SHTT trên bảng cân đối kế toán) có thể thấp so với giá trị thị trường SHTT hiện tại hoặc trong tương lai của chúng. Theo đó, các yêu cầu báo cáo có thể không được đáp ứng khi doanh thu của công ty mục tiêu (ví dụ: thu nhập từ hoạt động bán hàng/dịch vụ) và giá trị tài sản được báo cáo thấp, ngay cả khi công ty mục tiêu có giá trị thị trường lớn.
Sự khác biệt về giá trị trên bảng cân đối kế toán và giá trị thị trường của tài sản SHTT có thể cho phép các công ty lớn hơn mua lại các công ty khởi nghiệp nhỏ có tài sản SHTT có giá trị mà không cần đánh giá các quy định về tác động của giao dịch đó với tính cạnh tranh.
Xác định giá trị thị trường của tài sản SHTT
Giá trị thị trường của tài sản SHTT có thể là con số cụ thể và có thể thay đổi đáng kể trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, giá trị thị trường SHTT có thể là động lực thúc đẩy quá trình sáp nhập. Giá trị thị trường SHTT cũng thể hiện vai trò quan trọng trong hoạt động huy động vốn, xác định nguồn lực để xác lập/duy trì quyền SHTT và xác định xem chi phí để thực thi quyền SHTT có hợp lý hay không.
Tổng giá trị thị trường của tài sản SHTT có thể bao gồm SHTT có giá trị trong bảng cân đối kế toán (ví dụ: nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế đã được đăng ký) và SHTT không có giá trị trong bảng cân đối kế toán (ví dụ: bí mật kinh doanh, nhãn hiệu/kiểu dáng chưa đăng ký). Tuy nhiên, giá trị bảng cân đối kế toán có thể không phản ánh giá trị thị trường của tài sản SHTT. Ngoài việc giá trị của tài sản SHTT trên bảng cân đối kế toán, việc xác định giá trị thị trường của tài sản SHTT sẽ liên quan đến việc trả lời một số câu hỏi sau.
- Sức mạnh của SHTT – Tài sản SHTT có khả năng vượt qua những phản đối không?
- Sản phẩm và dịch vụ được bảo vệ bởi SHTT – Nếu đối thủ cạnh tranh có thể sản xuất, sử dụng, bán, nhập khẩu hoặc xuất khẩu sản phẩm hoặc dịch vụ được bảo vệ bằng SHTT của người khác, thì lợi nhuận của các bên nào có bị ảnh hưởng không?
- Quyền SHTT của bên thứ ba – Quyền SHTT của bên thứ ba có chặn việc sử dụng đầy đủ quyền SHTT không?
- Sử dụng SHTT như một rào cản ngăn chặn gia nhập thị trường – Quyền SHTT có khiến đối thủ cạnh tranh phải mất quá nhiều chi phí hoặc thời gian để gia nhập thị trường không?
- Giá trị tương lai của sở hữu trí tuệ – Nếu tài sản sở hữu trí tuệ được bảo hộ ở giai đoạn đầu hoặc các sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được phát triển đầy đủ và gia nhập thị trường trong tương lai, liệu chúng có khả năng cạnh tranh tốt hoặc tăng hiệu quả/lợi nhuận không?
Ý nghĩa đối với hoạt động sáp nhập và hơn thế nữa
Các cơ quan quản lý trên toàn cầu đang xem xét cách giải quyết tốt nhất sự mất cân bằng tiềm ẩn giữa giá trị trong bảng cân đối kế toán và giá trị thị trường của tài sản sở hữu trí tuệ để đảm bảo các giao dịch sáp nhập được quản lý hiệu quả. Cách tiếp cận này nhấn mạnh vào giá trị thị trường của các công ty mục tiêu thay vì giá trị trên bảng cân đối kế toán, theo đó giá trị thị trường của tài sản sở hữu trí tuệ đối với bên mua có thể phù hợp hơn đáng kể cho việc báo cáo.
Cuối cùng, việc xem xét cẩn thận các yếu tố tác động đến giá trị thị trường của tài sản sở hữu trí tuệ là rất quan trọng để xác định thông tin về giá trị tiềm năng của hoạt động sáp nhập. Giá trị thị trường hiện tại và tương lai của một công ty và có thể được sử dụng để xác định chi phí liên quan đến việc xác lập, duy trì, thực thi hoặc vô hiệu hóa Quyền sở hữu trí tuệ.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal. xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ, luật bất động sản.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN