Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Singapore như thế nào để tiết kiệm chi phí và thời gian? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn doanh nghiệp cách thức bảo hộ thương hiệu tại Singapore.
Singapore là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, và là nền kinh tế mở nhất thế giới. Vậy nên, đây luôn là thị trường lý tưởng cho các doanh nghiệp nước ngoài. Trước khi các bắt đầu kinh doanh tại Singapore, các doanh nghiệp cần phải đăng ký nhãn hiệu với Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Singapore (IPOS) để được bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tìm hiểu về quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Singapore trong bài viết dưới đây.
Việc đăng ký nhãn hiệu mang lại giá trị to lớn cho một doanh nghiệp. Bằng cách nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có được quyền sở hữu và quyền ngăn cản người khác sử dụng nhãn hiệu tương tự hoặc trùng lặp với nhãn hiệu của mình một cách trái phép.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Singapore
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Việc tra cứu nhãn hiệu để không bắt buộc, nhưng là bước cần thiết để đảm bảo không có nhãn hiệu đã đăng ký nào trùng hoặc tương tự.
Bước 2: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Các tài liệu bắt buộc để nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Singapore bao gồm:
- Tên và địa chỉ của người nộp đơn
- Mẫu nhãn hiệu (Trình bày bằng hình ảnh rõ ràng về nhãn hiệu của bạn. Đối với các nhãn hiệu có hình dạng ba chiều của hàng hóa hoặc bao bì, các hình vẽ đường kẻ phải thể hiện rõ ràng tất cả các kích thước của nhãn hiệu.)
- Danh sách hàng hóa/ dịch vụ đăng ký nhãn hiệu
- Tuyên bố về việc sử dụng nhãn hiệu
Bước 3: Thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Singapore
Khi đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nhận, IPOS sẽ kiểm tra để xác định xem nhãn hiệu có được đăng ký theo Luật nhãn hiệu của Singapore hay không.
Nếu các yêu cầu không được đáp ứng, IPOS sẽ gửi thư nêu rõ các yêu cầu / từ chối. Phản hồi phải được gửi trong vòng 2 tháng đối với khâu thẩm định hình thức, và 4 tháng đối với khâu thẩm định hình thức.
Trong trường hợp đơn nhãn hiệu phải sửa đổi, bổ sung, người nộp đơn phải nộp thêm lệ phí sửa đổi đơn cho mỗi nhãn hiệu.
Bước 4: Công bố nhãn hiệu
Trong 2 tháng kể từ khi đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận hợp lệ, nhãn hiệu sẽ được công bố trên Tạp chí Thương hiệu để kiểm tra công khai.
Nếu nhãn hiệu bị phản đối bởi cá nhân/ tổ chức khác, người đăng ký nhãn hiệu sẽ nhận được thông báo phản đối. Quá trình nộp đơn sẽ bị đình chỉ cho đến khi có kết quả về yêu cầu của bên phản đối.
Bước 5: Công bố kết quả đăng ký nhãn hiệu tại Singapore
Người đăng ký nhãn hiệu tại Singapore sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ IPOS. Nhãn hiệu đăng ký được bảo hộ trong 10 năm.
Khi gia hạn nhãn hiệu chủ đơn phải nộp lệ phí gia hạn bảo hộ nhãn hiệu. Càng gia hạn muộn càng phải nộp nhiều lệ phí gia tăng.
Thông thường thời gian để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Singapore là 09 tháng.
Tại Sao Lại Sử Dụng Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Quốc Tế Tại Singapore Của ASL LAW?
- Uy tín của Hãng luật đăng ký nhãn hiệu quốc tế đã được khẳng định.
- ASL LAW được Legal500 xếp hạng là công ty sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam, đặc trưng bởi khả năng đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế, thông qua mạng lưới liên kết rộng khắp. Legal500 2021 đã bình luận về công ty Luật ASL LAW như sau: “Tại Công ty Luật ASL LAW, Luật sư điều hành đồng thời cũng là ‘luật sư ngôi sao’ Phạm Duy Khương đã có hơn mười năm kinh nghiệm trong các vấn đề thực thi Sở hữu trí tuệ. ASL LAW xử lý đầy đủ các dịch vụ bao gồm xác lập nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu quốc tế và xác lập quyền cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và sản phẩm tiêu dùng. ASL LAW có hoạt động xuyên biên giới và có các liên minh được thành lập trên các khu vực tài phán ASEAN khác bao gồm Lào, Campuchia và Myanmar.”
- WTR: “Luật sư Phạm Duy Khương là một chuyên gia tư vấn xuất sắc về đăng ký nhãn hiệu, thực thi nhãn hiệu cũng như là về Nhượng quyền thương mại.”
- Phí phù hợp với doanh nghiệp: không chỉ đảm bảo doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hiệu quả, ASL LAW còn đảm bảo phương án kinh phí hiệu quả, phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN