Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Lào như thế nào để tiết kiệm chi phí và hiệu quả. Bài viết sẽ hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp bảo hộ thương hiệu tại Lào thành công.
Lào, tên chính thức là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, là quốc gia nội lục có chủ quyền tại bán đảo Đông Dương, Đông Nam Á. Kinh tế Lào phụ thuộc nhiều vào đầu tư và thương mại với các nước láng giềng. Không chỉ vậy, Lào là quốc gia với trữ lượng tài nguyên thiên nhiên rất giàu có và qua đó, là một quốc gia với nhiều tiềm năng phát triển. Chính vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô công ty của mình sang Lào và một trong những điều quan trọng nhất doanh nghiệp cần phải làm trước khi bắt đầu kinh doanh tại Lào là thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Lào.
Nhãn hiệu tại Lào
Nhãn hiệu có khả năng đăng ký tại Lào là những dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu có khả năng đăng ký có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Nguyên tắc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Lào
Lào là quốc gia tuân theo nguyên tắc nộp đơn “First to file” (Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên). Điều đó có nghĩa là đối với bất kể nhãn hiệu nào ở Lào, người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đầu tiên sẽ có các quyền ưu tiên với nhãn hiệu đó so với người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sau.
Các tài liệu bắt buộc để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Lào
Các tài liệu bắt buộc để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Lào bao gồm:
- Giấy ủy quyền có công chứng.
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Lào (Bao gồm họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn).
- Giấy tờ chứng minh quyền ưu tiên (Nếu có) và các tài liệu khác.
- Mẫu nhãn hiệu (Gồm 15 mẫu, mẫu phải có kích thước chính xác, màu sắc và hình dạng phải chính xác với nhãn hiệu đã đăng ký).
- Danh mục hàng hóa/dịch vụ.
- Tên và địa chỉ của người nộp đơn.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Lào
Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Lào sẽ bao gồm 2 bước:
Tra cứu nhãn hiệu
Việc tra cứu nhãn hiệu là không bắt buộc nhưng đây là một bước vô cùng cần thiết nếu người nộp đơn muốn gia tăng tỉ lệ đăng ký nhãn hiệu thành công.
Không chỉ giúp người nộp đơn giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm thời gian khi đăng ký nhãn hiệu ở Lào, kết quả tra cứu nhãn hiệu còn giúp người nộp đơn có thể đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu dự định đăng ký, để rồi từ đó quyết định phương án, chiến lược tiến hành đăng ký nhãn hiệu tiếp theo.
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Lào
Sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, đơn đăng ký sẽ trải qua các bước thẩm định hình thức và thẩm định nội dung.
Quy trình thẩm định hình thức sẽ đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, đối tượng loại trừ, quyền nộp đơn,… để đưa ra kết luận đơn có hợp lệ hay không. Thời gian thẩm định hình thức chính thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Quy trình thẩm định nội dung sẽ bao gồm các thủ tục thẩm định cơ bản về mặt nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng được nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu là 6 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Thời hạn cấp bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu đăng ký tại Lào là 2 tháng. Thời hạn bảo hộ của văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Lào là 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể gia hạn bảo hộ nhãn hiệu nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Lào.
Quyền của chủ sở hữu sau khi đã đăng ký nhãn hiệu tại Lào
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có các quyền bảo vệ nhãn hiệu của mình chống lại các hành vi xâm phạm, sử dụng trái phép nhãn hiệu và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, chủ sở hữu nhãn hiệu tại Lào cũng có quyền cấp phép hoặc chuyển nhượng nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Việc sử dụng nhãn hiệu trong thực tế tại Lào
Do Lào là quốc gia tuân theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên nên việc sử dụng nhãn hiệu trong thực tế sẽ không trở thành bằng chứng để chứng minh rằng chủ sở hữu có quyền đối với nhãn hiệu đó.
Tuy nhiên, sau khi đã đăng ký nhãn hiệu thành công, chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ phải sử dụng Nhãn hiệu đã đăng ký tại Lào. Giấy chứng nhận đăng ký Nhãn hiệu ở Lào có thể bị hủy bỏ nếu nhãn hiệu đã đăng ký không được sử dụng trong 05 năm liên tục.
Lào là thành viên của những điều ước quốc tế nào?
Việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Lào chịu ảnh hưởng lớn của các hiệp ước quốc tế và hiệp định đa phương, chẳng hạn như: Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO); Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu Công nghiệp; Hiệp ước về Hợp tác Sáng chế; Nghị định thư Madrid; Thỏa ước Nice về Phân nhóm Sản phẩm và Dịch vụ Quốc tế; Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật;…
Tại Sao Lại Sử Dụng Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Quốc Tế Tại Lào Của ASL LAW?
- Uy tín của Hãng luật đăng ký nhãn hiệu quốc tế đã được khẳng định.
- ASL LAW được Legal500 xếp hạng là công ty sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam, đặc trưng bởi khả năng đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế, thông qua mạng lưới liên kết rộng khắp. Legal500 2021 đã bình luận về công ty Luật ASL LAW như sau: “Tại Công ty Luật ASL LAW, Luật sư điều hành đồng thời cũng là ‘luật sư ngôi sao’ Phạm Duy Khương đã có hơn mười năm kinh nghiệm trong các vấn đề thực thi Sở hữu trí tuệ. ASL LAW xử lý đầy đủ các dịch vụ bao gồm xác lập nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu quốc tế và xác lập quyền cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và sản phẩm tiêu dùng. ASL LAW có hoạt động xuyên biên giới và có các liên minh được thành lập trên các khu vực tài phán ASEAN khác bao gồm Lào, Campuchia và Myanmar.”
- WTR: “Luật sư Phạm Duy Khương là một chuyên gia tư vấn xuất sắc về đăng ký nhãn hiệu, thực thi nhãn hiệu cũng như là về Nhượng quyền thương mại.”
- Phí phù hợp với doanh nghiệp: không chỉ đảm bảo doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hiệu quả, ASL LAW còn đảm bảo phương án kinh phí hiệu quả, phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN