Các quy định phòng vệ thương mại, bao gồm điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong bối cảnh gần đây sau khi Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm mía đường từ Thái Lan.
Thực tế, sau khi Việt Nam áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm mía đường từ Thái Lan thì ngay lập tức sản lượng mía đường nhập từ Thái Lan giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, sản lượng mía đường từ 05 nước ASEAN từ Myanmar, Indonesia, Lào, Campuchia lại gia tăng đột ngột. Điều này khiến Việt Nam phải ra quyết định điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với sản phẩm mía đường từ Thái Lan.
Vậy đâu là cơ sở pháp cũng như thực tiễn để Việt nam tiến hành điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại? Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết.
1. Căn cứ pháp lý điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
Các căn cứ pháp lý trong hoạt động điều tra áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM được quy định trong các điều luật sau:
- Điều 72 Luật Quản lý Ngoại thương 2017;
- Chương V Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý Ngoại thương về các biện pháp PVTM (Nghị định 10) (Điều 73-83);
- Thông tư 06/2018/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp PVTM.
Theo các quy định của Điều 72 về Chống lẩn tránh biện pháp PVTM của Luật Quản lý ngoại thương:
– Lẩn tránh biện pháp PVTM là hành vi nhằm trốn tránh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ thực thi biện pháp PVTM đang có hiệu lực đối với hàng hóa thuộc đối tượng áp dụng biện pháp này khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam.
– Biện pháp PVTM đang được áp dụng có thể được mở rộng trong trường hợp Cơ quan điều tra xác định có hành vi lẩn tránh biện pháp.
– Căn cứ khởi xướng điều tra: yêu cầu của đại diện ngành sản xuất trong nước hoặc tự khởi xướng.
– Dựa trên kết luận của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM đối với hàng hóa, cấu phần hàng hóa nhập khẩu từ các nước liên quan bị điều tra.
Dựa trên quy định tại Điều 73 Nghị định 10/2018/NĐ-CP, phạm vi áp dụng biện pháp PVTM có thể được mở rộng đối với hàng hóa lẩn tránh biện pháp PVTM như sau:
1. Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp PVTM nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa bị áp dụng biện pháp PVTM;
2. Hàng hóa tương tự với hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có xuất xứ từ nước thứ ba mà hàng hóa đó sử dụng nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước đang bị áp dụng biện pháp PVTM;
3. Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước đang bị áp dụng biện pháp PVTM có sự khác biệt không đáng kể so với hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp PVTM;
4. Hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được chuyển tải thông qua nước thứ ba;
5. Hàng hóa bị áp dụng biện pháp PVTM được thay đổi hình thức kinh doanh và kênh phân phối để hưởng lợi từ mức áp dụng biện pháp PVTM thấp hơn mức đang áp dụng.
2. Biểu hiện của hành vi lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại
2.1. Các hành vi lẩn tránh thuế
Mục 1, Chương V về Chống lẩn tránh biện pháp PVTM tại Nghị định 10/2018/NĐ-CP quy định các hành vi lẩn tránh tại Điều 74, 75, Điều 76 và Điều 77. Cụ thể:
– Điều 74: Lẩn tránh thông qua sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam
Hàng hóa mô tả tại khoản 1 Điều 73 của Nghị định này (Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp PVTM nhập khẩu vào Việt Nam để sản xuất hàng hóa bị áp dụng biện pháp PVTM) bị coi là lẩn tránh biện pháp PVTM thông qua sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hàng hóa tương tự với hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam từ nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư nhập khẩu từ nước bị áp dụng biện pháp PVTM được bán với giá thấp hơn giá thông thường của hàng hóa bị áp dụng biện pháp PVTM;
2. Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại được nhập khẩu vào Việt Nam với mục đích chủ yếu để sản xuất hàng hóa bị áp dụng biện pháp PVTM;
3. Hoạt động sản xuất, lắp ráp gia tăng đáng kể tại Việt Nam ngay trước hoặc kể từ ngày ra quyết định điều tra;
4. Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp PVTM chiếm ít nhất 60% tổng giá trị nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư để sản xuất, lắp ráp hàng hóa bị áp dụng biện pháp PVTM tại Việt Nam.
Trong trường hợp trị giá gia tăng lớn hơn 25% tổng chi phí sản xuất hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại, việc nhập khẩu nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư không bị coi là lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan điều tra có thể xem xét tỷ lệ trị giá gia tăng trong tổng chi phí sản xuất khác phù hợp với đặc điểm của ngành sản xuất đó (Điều 75).
– Điều 76: Lẩn tránh thông qua sản xuất, lắp ráp tại nước thứ ba
Hàng hóa được mô tả tại khoản 2 Điều 73 của Nghị định này (Hàng hóa tương tự với hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có xuất xứ từ nước thứ ba mà hàng hóa đó sử dụng nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước đang bị áp dụng biện pháp PVTM) bị coi là lẩn tránh biện pháp PVTM khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Giá xuất khẩu của hàng hóa từ nước thứ ba vào Việt Nam thấp hơn giá thông thường của hàng hóa bị điều tra áp dụng biện pháp PVTM ban đầu;
2. Khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn trong tổng lượng bán hàng của nhà sản xuất, xuất khẩu;
3. Khối lượng, số lượng hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bắt đầu và gia tăng đáng kể ngay trước hoặc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra;
4. Nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư có xuất xứ từ nước bị áp dụng biện pháp PVTM chiếm ít nhất 60% tổng giá trị nguyên vật liệu, linh kiện hoặc vật tư của hàng hóa bị áp dụng biện pháp PVTM xuất khẩu vào Việt Nam.
– Điều 77: Lẩn tránh thông qua thay đổi không đáng kể hàng hóa bị áp dụng biện pháp PVTM
Hàng hóa được mô tả tại khoản 3 Điều 73 của Nghị định này (Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước đang bị áp dụng biện pháp PVTM có sự khác biệt không đáng kể so với hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp PVTM) được xem là lẩn tránh biện pháp PVTM khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hoá được mô tả tại khoản 3 Điều 73 của Nghị định này gia tăng đáng kể so với khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hoá bị áp dụng biện pháp PVTM vào Việt Nam của nhà sản xuất, xuất khẩu.
2. Khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hoá được mô tả tại khoản 3 Điều 73 của Nghị định này gia tăng đáng kể ngay trước hoặc kể từ ngày ra quyết định điều tra.
Sự khác biệt không đáng kể quy định tại khoản 3 Điều 73 của Nghị định này được xác định khi giữa hàng hóa nhập khẩu hầu như không có sự khác biệt với hàng hóa bị áp dụng biện pháp PVTM về đặc điểm, mục đích sử dụng, kênh phân phối và chi phí. (Điều 78)
2.2 Quy định trong việc điều tra và áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại
a. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh (Điều 79, 80 Nghị định 10)
Việt Nam quy định trường hợp có hồ sơ yêu cầu và cơ quan điều tra tự khởi xướng nếu không có hồ sơ, cụ thể:
– Có bên yêu cầu (Điều 79 Nghị định)
1. Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM bao gồm Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM và các thông tin, tài liệu có liên quan.
2. Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM gồm các nội dung sau đây:
a) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của Bên yêu cầu;
b) Mô tả hàng hoá nhập khẩu là đối tượng bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM bao gồm tên khoa học, tên thương mại, tên thường gọi; thành phần; các đặc tính vật lý, hóa học cơ bản; mục đích sử dụng chính; quy trình sản xuất; tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế và Việt Nam; mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam và mức thuế nhập khẩu có hiệu lực áp dụng theo biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại từng thời kỳ;
c) Mô tả khối lượng, số lượng của hàng hoá nhập khẩu quy định tại Điều 73 của Nghị định này;
d) Mô tả khối lượng, số lượng của hàng hoá tương tự được sản xuất trong nước;
đ) Thông tin về giá xuất khẩu của hàng hoá được mô tả theo quy định tại điểm b khoản này tại thời điểm nhập khẩu vào Việt Nam trong thời hạn tối thiểu 12 tháng trước khi Bên yêu cầu nộp Hồ sơ hoặc trước khi Cơ quan điều tra lập hồ sơ theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
e) Thông tin, số liệu, chứng cứ về các hành vi lẩn tránh biện pháp PVTM mà Bên yêu cầu cáo buộc;
g) Tên, địa chỉ và thông tin cần thiết khác của tất cả Bên bị yêu cầu;
h) Yêu cầu cụ thể về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng.
– Tự khởi xướng (Điều 80 Nghị định )
Trong trường hợp không có Bên yêu cầu nhưng có dấu hiệu về hành vi lẩn tránh biện pháp PVTM, CQĐT sẽ tiến hành lập Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM gửi Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra.
a. Trình tự, thủ tục, nội dung điều tra (Điều 81 Nghị định)
– Xem xét tính đầy đủ, hợp lệ của Hồ sơ:
+ Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ yêu cầu, CQĐT có trách nhiệm xem xét tính đầy đủ và hợp lệ của Hồ sơ yêu cầu.
+ Trong trường hợp Hồ sơ yêu cầu chưa đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan điều tra thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và tổ chức, cá nhân đó có ít nhất 30 ngày để bổ sung các nội dung còn thiếu theo yêu cầu của CQĐT.
– Thẩm định Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét quyết định điều tra căn cứ kết quả thẩm định Hồ sơ yêu cầu của CQĐT.
– Nội dung điều tra:
+ Xác định hành vi lẩn tránh biện pháp PVTM;
+ Sự thay đổi dòng chảy thương mại từ các nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu hàng hóa sau khi quyết định áp dụng biện pháp PVTM có hiệu lực và sự thay đổi này là nguyên nhân của việc lẩn tránh biện pháp PVTM đang có hiệu lực;
+ Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc sự giảm hiệu quả của biện pháp PVTM đang có hiệu lực.
b. Thời hạn điều tra (Điều 82 Nghị định 10):
Không quá 06 tháng kể từ ngày có quyết định điều tra. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định gia hạn điều tra nhưng không quá 06 tháng.
c. Áp dụng biện pháp chống lẩn tránh (Điều 83 Nghị định 10)
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra gửi kết luận cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM.
– Trong PVTM đang có hiệu lực sẽ được mở rộng áp dụng đối với từng nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa được mô tả tại Điều 73 của Nghị định này và xác định có hành vi lẩn tránh biện pháp PVTM.
– Thời hạn áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM chấm dứt khi thời hạn áp dụng biện pháp PVTM ban đầu hết hiệu lực.
3. Các vụ việc điều tra áp thuế chống lẩn tránh biện pháp PVTM
Tính từ thời điểm Luật Quản lý ngoại thương có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, cho đến thời điểm hiện tại, CQĐT Việt Nam vẫn chưa phải tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra lẩn tránh biện pháp CBPG, CTC nào, và chỉ nhận được 1 hồ sơ yêu cầu điều tra lẩn tránh biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép dây, thép cuộn, cụ thể:
Vào ngày 25 tháng 12 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã thông qua Quyết định số 14296/QĐ-BCT về hoạt động điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số sản phẩm phôi thép, thép dài nhập khẩu (SG04).
Vào ngày 18 tháng 7 năm 2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT về hoạt động áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam cũng như Quyết định số 538/QĐ-BCT ngày 09 tháng 02 năm 2018 trong việc sửa đổi Quyết định 2968) với hàng hoá có (13) mã HS: 5 mã phôi thép (7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00); 8 mã thép dài (7213.10.10; 7213.10.90; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.20.41; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00) trong 4 năm (kể từ ngày 02/8/2016- 21/3/2020) với mức thuế với sản phẩm thép dài là 15,4% (trong năm đầu tiên) và giảm dần 13,9% (trong năm thứ 2), 12,4% (trong năm thứ 3) và 10,9% (trong năm thứ 4- mức thuế hiện nay).
Vào ngày 08 tháng 5 năm 2018, Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương đã tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của Công ty Cổ phần thép Hòa Phát Hải Dương và Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên với các sản phẩm thép có mã HS: 7213.91.90; 7213.99.90; 7217.10.10; 7217.10.29; 7229.90.99; 9839.10.00 và 9839.20.00.
Theo bên yêu cầu, có biểu hiện lẩn tránh biện pháp tự vệ đối với 07 mã HS nêu trên đối với sản phẩm thép dây, thép cuộn không hợp kim. Cụ thể:
+ Mô tả hàng hóa các mã HS này đều là “sắt hoặc thép không hợp kim, dạng thanh và que, loại khác” hoặc “dây của sắt hoặc thép không hợp kim, loại khác”. Từ đó, các công ty nhập khẩu có thể kê khai sản phẩm thép cuộn, thép dây thuộc các mã 7213.10.10, 7213.10.90, 7213.91.20, 7227.90.00 đang bị áp thuế tự vệ (hay thép cốt bê tông, được dùng trong lĩnh vực xây dựng) thành các mã 7213.91.90, 7213.99.90, 7217.10.10; 7217.10.29; 7229.90.99; 9839.10.00; 9839.20.00 (7 mã đã bị điều tra chống lẩn tránh, không bị áp thuế tự vệ, có mô tả hàng hóa tương tự, không có nhiều điểm riêng biệt đối với các mã HS chịu thuế) mà vẫn đáp ứng mô tả của các mã này trong biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Hơn nữa, mức thuế nhập khẩu của Việt Nam với 7 mã nêu trên từ các quốc gia có thế mạnh trong ngành sản xuất thép như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ thấp hơn hoặc chỉ ngang bằng với mức thuế nhập khẩu với các mã chịu thuế tự vệ. Chính vì lý do này, công ty nhập khẩu thường có xu hướng kê khai chuyển mã HS đối với sản phẩm thép cuộn, thép dây để tránh nộp thuế tự vệ.
+ Thép cuộn, thép dây nhập khẩu có biểu hiệu lẩn tránh biện pháp tự vệ thường không có điểm khác biệt quá đáng kể so với thép cuộn, thép dây được sản xuất tại Việt Nam.
+ Theo số liệu được cung cấp, hàng hóa có biểu hiện lẩn tránh đã gia tăng với số lượng đáng kể so với số lượng hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp tự vệ, cụ thể kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định điều tra.
Vào ngày 26 tháng 7 năm 2018, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2622/QĐ-BCT về hoạt động điều tra vụ việc (AC01.SG04). Cụ thể, các nội dung điều tra bao gồm:
– Xác định hành vi lẩn tránh biện pháp PVTM, theo Điều 77 Nghị định 10, hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia đang bị áp dụng biện pháp PVTM có sự khác biệt không đáng kể so với hàng hoá đang bị áp dụng biện pháp PVTM (hàng hoá bị cáo buộc lẩn tránh) (khoản 3 Điều 73 Nghị định 10) khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa bị cáo buộc lẩn tránh gia tăng đáng kể so với khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp PVTM vào Việt Nam của nhà sản xuất, xuất khẩu;
+ Khối lượng, số lượng nhập khẩu của hàng hóa bị cáo buộc lẩn tránh gia tăng đáng kể ngay trước hoặc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.
– Sự thay đổi dòng chảy thương mại từ các nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu hàng hóa sau khi quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực và sự thay đổi này là nguyên nhân của việc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực;+ Thép cuộn, thép dây nhập khẩu có biểu hiệu lẩn tránh biện pháp tự vệ thường không có điểm khác biệt quá đáng kể so với thép cuộn, thép dây được sản xuất tại Việt Nam.
+ Theo số liệu được cung cấp, hàng hóa có biểu hiện lẩn tránh đã gia tăng với số lượng đáng kể so với số lượng hàng hóa đang bị áp dụng biện pháp tự vệ, cụ thể kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định điều tra.
Vào ngày 26 tháng 7 năm 2018, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2622/QĐ-BCT về hoạt động điều tra vụ việc (AC01.SG04). Cụ thể, các nội dung điều tra bao gồm:
– Xác định hành vi lẩn tránh biện pháp PVTM, theo Điều 77 Nghị định 10, hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ các quốc gia đang bị áp dụng biện pháp PVTM có sự khác biệt không đáng kể so với hàng hoá đang bị áp dụng biện pháp PVTM (hàng hoá bị cáo buộc lẩn tránh) (khoản 3 Điều 73 Nghị định 10) khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa bị cáo buộc lẩn tránh gia tăng đáng kể so với khối lượng, số lượng nhập khẩu hàng hóa bị áp dụng biện pháp PVTM vào Việt Nam của nhà sản xuất, xuất khẩu;
+ Khối lượng, số lượng nhập khẩu của hàng hóa bị cáo buộc lẩn tránh gia tăng đáng kể ngay trước hoặc kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định điều tra.
– Sự thay đổi dòng chảy thương mại từ các nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu hàng hóa sau khi quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có hiệu lực và sự thay đổi này là nguyên nhân của việc lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực;
– Thiệt hại của ngành sản xuất trong nước hoặc sự giảm hiệu quả của biện pháp phòng vệ thương mại đang có hiệu lực.
- Xem xét liệu đặc điểm, mục đích sử dụng, kênh phân phối và chi phí giữa hàng hóa nhập khẩu với hàng hóa bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hầu như không có sự khác biệt.
Vụ việc trên đã trải qua các quy trình, thủ tục điều tra bao gồm: tiếp nhận bản trả lời câu hỏi của doanh nghiệp, thực hiện thẩm tra tại chỗ doanh nghiệp sản xuất trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu; thiết lập phiên tham vấn công khai vào thời điểm giữa tháng 1/2019.
Vào ngày 13 tháng 5 năm 2019, dựa trên báo cáo của Cơ quan điều tra, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1230/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp PVTM đối với các sản phẩm như thép dây, thép cuộn được nhập khẩu vào Việt Nam với hình thức thuế nhập khẩu bổ sung trong mức thuế là 10,9% tính từ ngày 28 tháng 5 năm 2019 đến hết ngày 21 tháng 3 năm 2020 (nếu biện pháp tự vệ ban đầu không gia hạn).
Biện pháp sẽ được áp dụng với các căn cứ như sau:
Vụ việc tự vệ với sản phẩm phôi thép, thép dài được áp dụng mức thuế tạm thời từ tháng 3 năm 2016. Đến tháng 7 năm 2016, các biện pháp tự vệ chính thức được áp dụng với thời hạn hiệu lực đến tháng 3 năm 2020 nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất trong nước trước sức ép từ hàng nhập khẩu gia tăng nhanh chóng. Đáng lưu ý, ngay sau khi Bộ Công Thương bắt đầu thực hiện việc áp dụng thuế, với khối lượng nhập khẩu thép cuộn bị áp dụng thuế tự vệ (chủ yếu là thép cuộn hợp kim) đã giảm mạnh, từ hơn 1,15 triệu tấn trong năm 2015, nhưng chỉ còn khoảng 700 nghìn tấn trong năm 2018.
Mặt khác, khối lượng sản phẩm thép cuộn không hợp kim được nhập khẩu vào Việt Nam lại có tốc độ gia tăng chóng mặt trong giai đoạn kể trên. Theo số liệu từ cục hải quan, khối lượng thép cuộn nhập khẩu với các mã HS tương tự không bị áp thuế tự vệ (trong đó chủ yếu là thép cuộn không hợp kim) đã tăng mạnh từ con số 230 nghìn tấn trong năm 2015, lên tới 792 nghìn tấn năm 2016 (tăng 244,16% so với cùng kỳ).
Thực tế chỉ ra rằng, sản phẩm thép cuộn hợp kim với tỷ lệ hợp kim ở mức rất nhỏ và thép cuộn không hợp kim vẫn có thể thay thế được cho nhau trong phương diện mức giá và mục đích sử dụng. Đa số các quốc gia trên thế giới, và cả Việt Nam, đều phải có các chính sách đặc biệt để ngăn chặn việc nhiều công ty sản xuất chỉ sử dụng một lượng hợp kim rất nhỏ cho sản phẩm thép nhằm trốn tránh việc nộp thuế nhập khẩu thường ở mức cao cho thép không hợp kim. Chính vì lý do trên, ngay sau khi xác minh được hành vi “lẩn tránh” thuế tự vệ, vào tháng 3 năm 2017, Hiệp hội Thép Việt Nam đã gửi đơn kiến nghị tới Thủ tướng Chính phủ cũng như Bộ Công Thương với đề nghị mở rộng áp dụng biện pháp tự vệ đối với các sản phẩm nêu trên. Sau đó, trong tháng 5 năm 2018, đại diện của ngành sản xuất nội địa đã gửi Hồ sơ yêu cầu điều tra chống lẩn tránh biện pháp tự vệ.
Trong khi điều tra, Cơ quan điều tra đã thu thập các số liệu với các bản trả lời câu hỏi của doanh nghiệp, thực hiện công việc thẩm tra tại chỗ doanh nghiệp sản xuất nội địa và doanh nghiệp nhập khẩu; tham vấn cũng như lấy ý kiến từ các bên liên quan như công ty sản xuất trong nước, công ty nhập khẩu, các công ty sử dụng thép cuộn làm nguyên liệu đầu vào… Cơ quan điều tra cũng đã tổ chức buổi tham vấn công khai trong tháng 01 năm 2019 với mục đích giúp tất cả các bên liên quan có thể nêu ra quan điểm của mình.
Kết quả của cuộc điều tra cho thấy đã có hành vi lẩn tránh các biện pháp tự vệ đối với sản phẩm thép dài và hành vi lẩn tránh trên đã gây thiệt hại không nhỏ cho ngành sản xuất trong nước.
Với bối cảnh kinh tế thế giới đang có những diễn biến hết sức phức tạp, trước áp lực các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại trên toàn thế giới đối với sản phẩm thép và xung đột thương mại Mỹ – Trung ngày càng leo thang, việc những công ty sản xuất thép nước ngoài tìm mọi cách để xuất khẩu sản phẩm của mình sang những nơi chưa có những rào cản về thuế như Việt Nam là điều hiển nhiên.
Với lý do trên, cho dù các nhà sản xuất thép cuộn của Việt Nam có những cố gắng trong việc đầu tư nhà máy, tăng công suất để đáp ứng đủ nhu cầu trong nước nhưng vẫn đang phải hoạt động dưới công suất đã được thiết kế.
Hơn nữa, trong quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã thực hiện những kiến nghị của các bên liên quan về phạm vi hàng hoá, theo đó, CQĐT đã loại trừ một số sản phẩm thép cuộn nội địa chưa được sản xuất với mục đích đảm bảo lợi ích của tất cả các bên liên quan.
Tính tới thời điểm hiện tại, Cơ quan điều tra đã miễn trừ cho các công ty thép (Daeho Việt Nam, Lâm Viễn Vĩnh Phúc, Vĩnh Thành, Sunway) đối với một số sản phẩm thép nội địa chưa được sản xuất, sử dụng trong lĩnh vực chế tạo sản xuất nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế tạo linh kiện xe, bu lông, ốc vít, đai ốc, vòng đệm, chốt hãm…
Việc các biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại được áp dụng tại Việt Nam lần đầu tiên đã chứng minh những nỗ lực của Chính phủ trong công cuộc đảm bảo hiệu quả của các biện pháp đang được thực thi, với mục đích tạo môi trường cạnh tranh công bằng, thuận lợi, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh nội địa cũng như lợi ích của người lao động, ngăn chặn gian lận thương mại, đồng thời tối thiểu khả năng hàng hóa nước ngoài “lợi dụng” Việt Nam để gia công xuất khẩu, gây ra rủi ro bị nước ngoài điều tra áp dụng các biện pháp chống lẩn tránh PVTM.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN