Việc thành lập, mở văn phòng đại diện tại Việt Nam là một trong những bước then chốt để doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, thiết lập sự hiện diện tại các quốc gia mục tiêu quan trọng. Bài viết sau sẽ chỉ ra các điểm doanh nghiệp cần chú ý về phương thức thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Lưu ý về hồ sơ thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam
Khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về thành phần hồ sơ cần thiết để thành lập văn phòng đại diện bao gồm:
a) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp;
c) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
Thủ tục mở văn phòng đại diện tại Việt Nam
Phương thức thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam gồm các bước sau:
Bước 1: Thương nhân nước ngoài có thể nộp hồ sơ trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu được phép) đến Cơ quan cấp Giấy phép ở địa điểm dự kiến đặt Văn phòng đại diện.
Bước 2: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kiểm tra và yêu cầu bổ sung các tài liệu khác nếu cần. Yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiện một lần.
Trừ khi có quy định khác tại Khoản 4 của Điều 11 Nghị định 07/2016/NĐ-CP, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký sẽ cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép.
Bước 3: Nếu quy định tại Khoản 5 của Điều 7 Nghị định 07/2016/NĐ-CP áp dụng hoặc nếu không có quy định cụ thể, Cơ quan đăng ký sẽ gửi văn bản lấy ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Bộ quản lý chuyên ngành trả kết quả (nếu cần) trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu ý kiến của Cơ quan cấp Giấy phép, gồm ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý cấp phép.
Bước 5: Kể từ khi nhận được ý kiến của Bộ quản lý chuyên ngành, Cơ quan đăng ký sẽ cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép. Trong trường hợp từ chối, văn bản sẽ nêu rõ lý do.
Bước 6: Sau khi đã được cấp phép, doanh nghiệp khắc dấu tròn và đăng ký mẫu dấu của Văn phòng đại diện tại Việt Nam
Bước 7: Cuối cùng, doanh nghiệp đăng ký cấp Thông báo mã số thuế của Văn phòng đại diện.
Thủ tục sau khi thành lập văn phòng đại diện
Sau khi mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục tiếp theo sau:
- Mở tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch tài chính và quản lý tài chính của Văn phòng đại diện (mở tài khoản chuyên chi bằng ngoại tệ và tài khoản chuyên chi bằng đồng Việt Nam có gốc ngoại tệ tại một ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam).
- Gửi báo cáo hàng năm về hoạt động của Văn phòng đại diện đến Sở Công thương trước ngày 30 tháng 01 hàng năm, theo mẫu quy định của cơ quan quản lý.
- Đăng ký giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài (nếu có) làm việc tại Việt Nam.
- Thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm cho các nhân viên của Văn phòng đại diện (nếu có), đồng thời giữ lại toàn bộ tờ khai nộp thuế và biên lai thu thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal. xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Luật doanh nghiệp.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN