Những vấn đề quan trọng về hợp đồng với các công ty khởi nghiệp công nghệ

Những vấn đề quan trọng về hợp đồng với các công ty khởi nghiệp công nghệ

Các công ty khởi nghiệp luôn phát triển rất nhanh nhưng thường không dành nhiều nguồn lực cho các vấn đề pháp lý. Cách tiếp cận này được cho là khá hiệu quả với các doanh nghiệp khởi nghiệp, khi doanh nghiệp mới được thành lập cần tập trung thời gian, tiền mặt và các nguồn lực khác vào hoạt động phát triển. Tuy nhiên, các công ty khởi nghiệp công nghệ có thể sẽ cần phải thay đổi các tiếp cận trên một chút khi xử lý các vấn đề pháp lý.

Các công ty khởi nghiệp khó có thể phân bổ một tỷ lệ lớn các nguồn lực hạn chế của mình để giải quyết tất cả các rủi ro pháp lý một cách hoàn hảo, nhưng họ cần chú trọng vào hoạt động giải quyết những vấn đề pháp lý ngay từ sớm (khi việc này dễ dàng và ít tốn kém hơn) để ngăn chặn những kịch bản không thuận lợi xảy ra trong tương lai.

Các hợp đồng thương mại không được các doanh nghiệp chú ý trong giai đoạn đầu thường là nguyên nhân gây ra các vấn đề sau này của doanh nghiệp. Những vấn đề này có thể gây ra nhiều rủi ro cho tài sản sở hữu trí tuệ và làm rối loạn các giao dịch tài chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp xấu, những vấn đề này có thể khiến doanh nghiệp chịu thiệt hại không nhỏ.

Dưới đây là một số vấn đề trong hợp đồng thương mại có thể tạo ra các vấn đề nghiêm trọng đối với các công ty khởi nghiệp công nghệ nếu không được giải quyết đúng cách tại thời điểm ký kết hợp đồng.

Thỏa thuận thương mại được lập thành văn bản

Mọi thỏa thuận kinh doanh quan trọng đều phải được lập thành văn bản. Bản thân công ty khởi nghiệp cũng như các nhà đầu tư tiềm năng và người mua lại đều không muốn dựa vào tuyên bố qua miệng, email, tin nhắn, v.v. để xác định các điều khoản trong thỏa thuận kinh doanh của công ty khởi nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp phải đưa tất cả các thỏa thuận kinh doanh quan trọng vào hợp đồng bằng văn bản.

Bên ký kết

Các công ty khởi nghiệp sẽ mắc phải sai lầm khi ký kết hợp đồng với các bên không phù hợp. Đôi khi các hợp đồng được ký kết dưới tên doanh nghiệp không chính thức hoặc bởi một cá nhân. Việc thực hiện hợp đồng một cách thiếu cẩn trọng như vậy có thể dẫn đến nhiều hậu quả không lường trước được, bao gồm cả việc người sáng lập công ty khởi nghiệp phải chịu trách nhiệm cá nhân.

Thỏa thuận không tiết lộ (NDA) và vấn đề Bảo mật

NDA có vẻ như không phải là một tài liệu cần thiết đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Nhưng trong thời đại công nghệ hiện nay, NDA đang ngày càng thể hiện tầm quan trọng đối với các doanh nghiệp. Với một số ngoại lệ hạn chế, các công ty khởi nghiệp công nghệ sẽ cần phải áp dụng NDA đối với tất cả các bên nhận bất kỳ thông tin bí mật nào từ công ty khởi nghiệp. Nếu không thực hiện hoạt động trên, các công ty khởi nghiệp có thể bị mất quyền bảo vệ bí mật kinh doanh đối với thông tin mà công ty đã tiết lộ. Hơn nữa, các công ty đôi khi sẽ “thêm” một số điều khoản có vấn đề trong NDA “tiêu chuẩn” như các khoản bồi thường, giấy phép sở hữu trí tuệ, hạn chế cạnh tranh… Công ty khởi nghiệp phải đảm bảo rằng các điều khoản như thế này không được xuất hiện trong NDA do các bên khác đề xuất.

Sở hữu trí tuệ

Các vấn đề về sở hữu trí tuệ có thể là vấn đề đáng chú ý nhất đối với các công ty khởi nghiệp và thường bị các công ty khởi nghiệp xử lý không hiệu quả. Đối với tất cả các bên đóng góp hoặc phát triển tài sản trí tuệ thuộc sở hữu của công ty khởi nghiệp, cho dù các bên đó có là người sáng lập, chủ sở hữu, nhân viên, nhà thầu độc lập cá nhân hay công ty bên thứ ba, một điều khoản cụ thể phải được đưa vào hợp đồng để đảm bảo rằng công ty khởi nghiệp sẽ sở hữu tất cả các quyền sở hữu trí tuệ. Trong hầu hết các trường hợp, công ty khởi nghiệp sẽ không sở hữu tài sản SHTT chỉ vì họ đã trả tiền cho một bên để phát triển tài sản SHTT đó hoặc hợp đồng có điều khoản quy định quyền sở hữu tài sản SHTT cho bên khác. Nếu doanh nghiệp không thêm điều khoản trên vào thời điểm ký kết hợp đồng, họ sẽ phải yêu cầu bên còn lại sửa đổi hợp đồng. Điều này thường xảy ra trong quá trình thỏa thuận giữa các bên sau khi họ đã xác định được giá trị của tài sản SHTT. Tất nhiên, bên còn lại sẽ đưa ra các yêu cầu thanh toán hoặc các yêu cầu khác để “sửa chữa” các điều khoản hợp đồng.

Thời hạn và Chấm dứt hợp đồng

Mọi hợp đồng thương mại đều phải có thời hạn xác định và quyền chấm dứt phù hợp với thỏa thuận. Theo đó, các công ty khởi nghiệp nên xem xét việc liệu họ có cần linh hoạt chấm dứt thỏa thuận bất cứ lúc nào hay không hay họ có cần cam kết lâu dài từ bên còn lại hay không.

Những vấn đề trên đây không phải là tất cả những vấn đề liên quan đến các doanh nghiệp khởi nghiệp trong quá trình ký kết hợp đồng, nhưng chúng có thể cung cấp cho các công ty khởi nghiệp những thông tin cơ bản về một số điều khoản hợp đồng thương mại thường có vấn đề ảnh hưởng đến doanh nghiệp sau giai đoạn phát triển ban đầu. Các công ty khởi nghiệp công nghệ nên có những cố vấn pháp lý để giải quyết những vấn đề trên, qua đó, tránh được việc phải chi những khoản tiền lớn để “sửa chữa” những vấn đề đó.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ, luật bất động sản.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84366667697
    WhatsApp chat