nghịch lý trong chế độ đền bù và cắt giảm tỉ lệ hưởng lương hưu khi đóng nhiều và đóng ít năm hơn so với quy định tại Việt Nam, chế độ đền bù và cắt giảm tỉ lệ hưởng lương hưu khi đóng nhiều và đóng ít năm hơn so với quy định tại Việt Nam, tỉ lệ hưởng lương hưu khi đóng nhiều và đóng ít năm hơn so với quy định tại Việt Nam, nghịch lý trong tỉ lệ hưởng lương hưu theo quy định Việt Nam,

Nghịch lý trong chế độ đền bù và cắt giảm tỉ lệ hưởng lương hưu khi đóng nhiều và đóng ít năm hơn so với quy định tại Việt Nam

Chế độ đền bù và cắt giảm tỉ lệ hưởng lương hưu là một khái niệm quan trọng trong hệ thống bảo hiểm xã hội tại Việt Nam, nhằm đảm bảo sự cân bằng của hệ thống, qua đó góp phần bảo toàn mục tiêu an sinh xã hội cho người lao động, giúp họ có một cuộc sống ổn định dựa trên lương hưu sau một đời lao động, cống hiến cho xã hội. Tuy nhiên, cơ chế đền bù và cắt giảm hiện đang có nhiều bất cập, ảnh hưởng lớn đến nhu cầu và động lực tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội của người lao động, qua đó ảnh hưởng đến sự toàn vẹn và ổn định của quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Theo quy định hiện hành về cơ chế đền bù và cắt giảm tỉ lệ hưởng lương hưu hiện hành của Việt Nam, có một nghịch lý là người lao động sẽ là bên chịu mức thiệt lớn khi đóng bảo hiểm xã hội ít hoặc nhiều hơn so với khung quy định.

Nếu đóng ít bị cắt tỉ lệ hưởng nhiều thì có lẽ còn có thể hiểu được, song hiện nay, dù người lao động đóng nhiều hơn mức tối đa thì tỉ lệ họ nhận vào cũng không tương xứng so với tỉ lệ mà họ bị cắt nếu họ đóng ít hơn.

Điều này làm giảm động lực tiếp tục tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội của Việt Nam sau khi người lao động đã đóng đủ số năm tối đa là 35 năm đối với nam và 30 năm đối với nữ theo quy định hiện hành.

Trong khi cùng lúc, nếu người lao động không có việc làm khi đã hết tuổi nghề nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu thì họ thường có xu hướng sẵn sàng đánh đổi một tỉ lệ hưởng nhất định để được hưởng lưu sớm hơn.

Hai xu hướng này đặt ra nhu cầu cần gấp rút thay đổi quy định hiện hành để người lao động có thể có thêm động lực tham gia vào quỹ bảo hiểm xã hội trong thời gian quy định và tiếp tục tham gia kể cả khi đã đạt mức đóng tối đa.

Đóng ít năm hơn mức tối thiểu bị trừ nhiều

Khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định cứ mỗi năm người lao động nghỉ hưu trước tuổi nghỉ hưu theo như quy định thì bị khấu trừ giảm 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Trước năm 2016, tỉ lệ khấu trừ mỗi năm đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi nghỉ hưu là 1%. Chỉ từ 2016, tỉ lệ này mới tăng lên đến 2% với mục đích chính yếu nhằm thúc đẩy việc người lao động đóng đủ số năm và nghỉ hưu đúng tuổi theo quy định.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý rằng nếu người lao động nghỉ hưu trước tuổi, yếu tố công việc có sẵn trên thị trường không phải là yếu tố được các nhà lập pháp chú trọng. Thực tế hiện nay, người lao động thường lựa chọn nghỉ hưu trước tuổi là vì họ đã quá tuổi nghề đối với nghề sử dụng sức lao động chân tay và trí não thường dao động tối đa từ 35 đến 40 tuổi trong khi tuổi nghỉ hưu sắp tới sẽ là 62 đối với nam và 60 đối với nữ.

Khi không có đơn vị tuyển dụng nào sẵn sàng sử dụng người lao động quá tuổi nghề nhưng chưa đến tuổi hưu, họ không có nguồn thu đủ để duy trì cuộc sống. Khi không chịu được áp lực, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc yêu cầu nghỉ hưu sớm để có nguồn thu giúp trang trải cuộc sống, bất chấp tỉ lệ hưởng bị khấu trừ.

Thay vào các yếu tố thị trường khó kiểm soát, yếu tố suy giảm khả năng lao động lại được chú trọng hơn, quyết định việc cho người lao động nghỉ hưu trước tuổi nghỉ hưu.

Theo quy định pháp luật, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường muốn nghỉ hưu trước tuổi ngoài đóng đủ 20 năm BHXH phải có kết quả giám định suy giảm khả năng lao động 61% trở lên.

Thời gian nghỉ trước không quá 5 năm với người suy giảm từ 61% đến dưới 81% và không quá 10 tuổi với người suy giảm trên 81%.

Nếu suy giảm dưới 61%, lao động không đủ điều kiện về hưu sớm dù các yếu tố như không có việc làm trên thị trường hoặc họ không đủ điều kiện lao động thực tế vẫn tác động tới họ.

Nhìn nhận vấn đề dưới góc độ khách quan, yếu tố suy giảm khả năng lao động cũng là một trường hợp bất khả kháng, không theo ý muốn của người lao động và do đó, không nên bị ‘trừng phạt’ vì việc này.

Các nhà lập pháp nên bổ sung cơ chế người lao động nghỉ trước tuổi nghỉ hưu vì không đủ sức khỏe đảm bảo điều kiện lao động, tức suy giảm từ 61% trở lên thì nên có cơ chế giảm tỉ lệ hưởng ít đi vì đây là sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc họ không thể tiếp tục lao động, cống hiến cho đất nước dù họ muốn tiếp tục cống hiến.

Theo đó, có thể xem xét giảm tỉ lệ trừ % xuống còn 1% cho người lao động bị suy giảm trên 81% và giảm 1.5% cho người lao động bị suy giảm từ 61% đến 81% để tạo sự công bằng và thể hiện góc nhìn thấu hiểu, quan tâm đến người lao động gần độ tuổi hưu trí.

Trong trường hợp người lao động suy giảm sức khỏe dưới 61% thì thay vì không cho họ nghỉ hưu sớm, chờ đến tuổi nghỉ hưu mới được lĩnh lương hưu như quy định hiện tại thì nên có cơ chế khấu trừ tỉ lệ hưởng cao hơn để khuyến khích họ tiếp tục đóng và tham gia đến khi đủ tuổi.

Đóng nhiều năm hơn mức tối đa được cộng ít

Hiện nay, Luật Bảo hiểm xã hội đã điều chỉnh cách tính tỷ lệ lương hưu của lao động. Trước năm 2018, với mỗi năm tham gia bảo hiểm xã hội, lao động nữ được cộng 3%, nam 2% cho đến khi đạt tối đa 75% bình quân tiền lương tính đóng BHXH. Từ năm 2018 trở đi, cả nam và nữ đều là 2%.

Sắp tới, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội có cơ chế đề xuất rằng khoảng thời gian từ năm đóng thứ 15 đến năm thứ 20 của lao động nam sẽ được tính 2,25% thay vì 2%, nhằm đáp ứng quy định mới là đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội và đủ tuổi nghỉ hưu là người lao động có thể nghỉ hưu. Từ năm thứ 20 vẫn sẽ giữ nguyên tỉ lệ hưởng 2% cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội.

Theo đó, dù là quy định sắp tới hay quy định hiện hành thì người lao động nam cũng sẽ đạt mức hưởng lương tối đa là 75% với 35 năm đóng với lao động nam và 30 năm đóng với lao động nữ.

Trong trường hợp người lao động nam đóng trên 35 năm và nữ trên 30 năm thì ngoài tỉ lệ hưởng tối đa là 75%, họ cũng sẽ được nhận trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng vượt bằng 0,5 lần mức bình quân tiền lương tính đóng bảo hiểm.

Ví dụ, nếu người lao động nữ H đóng 35 năm bảo hiểm xã hội thì ngoài tỉ lệ hưởng 75% cho 30 năm đóng đầu tiên, thì họ cũng sẽ nhận được 2,5 lần mức bình quân tiền lương tính đóng bảo hiểm cho 5 năm đóng vượt.

Vì mức đóng vượt chỉ bằng 0,5 lần mức bình quân tiền lương tính đóng bảo hiểm trong khi theo tính toán, mỗi năm người lao động phải đóng bằng 2,64 tháng lương vào quỹ bảo hiểm xã hội nên Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới nhất đã có đề xuất nâng tỉ lệ này từ 0,5 lần lên 2 lần cho mỗi năm đóng vượt, nhằm đảm bảo lợi ích của người lao động.

Dự kiến, nếu được thông qua, việc này sẽ kích thích, tạo động lực cho người lao động đã đóng đủ mức đóng tối đa 75% tiếp tục đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Hiện nay, mức hưởng sau khi vượt mức đóng tối đa quá thấp sẽ làm nản lòng người lao động vốn đã ở độ tuổi rất cao dẫn đến tình trạng số lượng người đóng vượt năm rất thấp.

Phần lớn người lao động đã đủ số năm đóng tối đa đều thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc ngừng đóng và nhận lại khoản tiền 10,5% họ phải đóng hàng tháng. Đây là hành vi trái pháp luật bắt nguồn từ thực tế rằng lợi ích người lao động nhận được quá thấp nếu tiếp tục đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội sau khi đạt mức tối đa khi so với việc ngừng đóng, làm việc chui và không đóng,…

Kiến nghị hoán đổi năm đóng bảo hiểm thừa để tăng tỉ lệ hưởng lương hưu

Tại một trong các hội thảo góp ý cho Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi mới, có ý kiến đề xuất rằng thay vì giữ nguyên hai khía cạnh ảnh hưởng đến lương hưu là số năm đóng bảo hiểm và tuổi nghỉ hưu cứng ngắc như hiện tại thì có thể xem xét thiết lập một cơ chế để người lao động đóng thừa số năm có thể hoán đổi thành tỉ lệ hưởng lương hưu và ngược lại, thừa tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu số năm.

Nếu được áp dụng, cơ chế này có thể có tác động tích cực đến sự toàn vẹn của quỹ bảo hiểm xã hội, đồng thời giải quyết được một số bài toán khó khăn của người lao động, giúp họ đạt được mục tiêu cân bằng giữa số năm đóng và tỉ lệ hưởng lương hưu.

Với tình hình thị trường hiện nay, phần lớn người lao động sẽ đi làm từ năm 23 tuổi và sẽ có số năm đóng bảo hiểm dao động từ 35 năm đến 40 năm trước khi đạt tuổi nghỉ hưu. Theo đó, tình trạng thừa số năm đóng bảo hiểm xã hội sẽ cao hơn trường hợp thiếu số năm đóng và thừa tuổi nghỉ hưu.

Ngoài ra, một số ý kiến khác cho rằng nên xem xét có cơ chế đặc thù như khi người lao động đã đóng đủ số năm để nhận mức lương hưu tối đa là 75% thì nên cho họ nghỉ hưu dù chưa đủ tuổi nghỉ hưu vì họ đã đạt mức hưởng tối đa trong khi trợ cấp một lần nếu đóng vượt hiện tại còn quá thấp.

Một số ý kiến khác cho rằng điều kiện đủ để nghỉ hưu nên xem xét trên trường hợp nào đến trước giữa tuổi người lao động và số năm đóng tối đa. Điều này nghĩa là với một trong hai điều kiện rằng nếu người lao động đến 60 hay 62 tuổi trước hay nếu họ đã đóng số năm đóng tối đa trước thì sẽ đạt đủ điều kiện nghỉ hưu, dù có bị giảm trừ cũng có thể xem xét được.

Hay đề xuất về việc nếu người lao động còn phần chưa hưởng ở trong các quỹ như quỹ bảo hiểm thất nghiệp thì có thể dùng nó để chuyển đổi tỉ lệ hưởng lương hưu hoặc chi trả 1 lần cho người lao động thay vì quy định hiện tại là nếu người lao động không chủ động xin nghỉ, mất việc thì khoản này sẽ mất.

Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được tư vấn Luật về Lao động và Việc làm.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW***
Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại

Contact Me on Zalo
+84982682122
WhatsApp chat