lưu ý về các thay đổi trong thời gian tới về Hiệp định CPTPP và Hiệp định RCEP, các thay đổi trong thời gian tới về Hiệp định CPTPP và Hiệp định RCEP, các thay đổi về Hiệp định CPTPP và Hiệp định RCEP, tác động của Hiệp định CPTPP và Hiệp định RCEP đến Việt Nam,

Lưu ý về các thay đổi trong thời gian tới về Hiệp định CPTPP và Hiệp định RCEP

Sắp tới, có hai tin tức quốc tế đang chú ý có thể ảnh hưởng lớn đến Việt Nam là quốc gia đang trong căng thẳng chiến tranh, địa chính trị là Ukraine đã gửi đơn yêu cầu gia nhập Hiệp định CPTPP và Hiệp định RCEP đã chính thức có hiệu lực với hai nước Myanmar và Philippines. Vậy, hai tin tức này sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam và sự phát triển kinh tế của quốc gia này?

Ukraine gửi đơn yêu cầu gia nhập Hiệp định CPTPP

Đầu tháng 7 năm 2023, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao New Zealand thông báo rằng New Zealand đã chính thức nhận được yêu cầu xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) từ Chính phủ Ukraine.

Được biết, New Zealand là quốc gia thông báo yêu cầu gia nhập của Ukraine do New Zealand hiện là quốc gia thực hiện các chức năng lưu trữ pháp lý của Hiệp định CPTPP. Đồng thời, New Zealand cũng cho biết các bước tiếp theo sắp phải thực hiện gồm đàm phán các điều khoản của việc gia nhập bởi tất cả các thành viên hiện hành của Hiệp định CPTPP.

Theo điều khoản của CPTPP, để cho phép một quốc gia khác gia nhập vào Hiệp định, sự gia nhập đó phải có sự đồng ý của tất cả các quốc gia thành viên hiện hành. Dự kiến, các quốc gia thành viên CPTPP sẽ có cuộc họp cấp bộ trưởng tại Auckland, New Zealand vào ngày 15 đến 16 tháng 7 tới với nội dung chính bàn luận về việc có chấp thuận Ukraine gia nhập CPTPP hay không.

Hiện, CPTPP có 11 quốc gia thành viên ban đầu bao gồm Việt Nam, Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru, New Zealand và Singapore. Các thành viên CPTPP tạo ra một khu vực thị trường chung với dân số khoảng 500 triệu người, chiếm khoảng 13,5% tổng GDP toàn cầu. Với quy mô như vậy, CPTPP được đánh giá là hiệp định thương mại tự do lớn thứ ba trên thế giới hiện nay.

Tính đến hiện tại, ngoài Ukraine, Trung Quốc, Đài Loan, Ecuador, Costa Rica, Anh và Uruguay cũng đã xin gia nhập CPTPP và đang trong quá trình chờ xử lý thủ tục. Song, ngoài Anh thì việc các quốc gia khác gia nhập CPTPP vẫn chưa có bảo đảm do chưa nhận được sự đồng thuận của tất cả các quốc gia thành viên và một số lí do khách quan khác như cả Trung Quốc và Đài Loan đều xin gia nhập CPTPP nhưng hai quốc gia/lãnh thổ này đều không công nhận vị thế quốc gia của nhau.

Cuối tháng 3, Anh đã chính thức gia nhập CPTPP và trở thành quốc gia thành viên thứ 12 sau khi cuộc họp cấp bộ trưởng giữa Anh và 11 quốc gia thành viên CPTPP kết thúc thành công với tuyên bố chung về việc hoàn thành quá trình đàm phán gia nhập của Anh – nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới hiện nay.

Với việc Anh gia nhập, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) kết hợp của CPTPP ước tính tăng từ 11.700 tỷ USD lên 14.800 tỷ USD. Việc ký kết chấp thuận Anh trở thành quốc gia thứ 12 tham gia CPTPP dự kiến diễn ra vào cuối năm 2023 và quá trình phê chuẩn chính thức tại 11 quốc gia thành viên ban đầu dự kiến diễn ra trong năm 2024.

Việc Anh gia nhập và khả năng các quốc gia khác tiến tới gia nhập CPTPP như Ukraine, Đài Loan, Trung Quốc,… sẽ củng cố và bổ sung các hiệp định thương mại mà các quốc gia thành viên Hiệp định CPTPP đang có với các quốc gia này. Ảnh hưởng quan trọng nhất của việc một quốc gia gia nhập CPTPP là ưu đãi về mặt thuế quan đối với sự giao thương hàng hóa giữa các quốc gia thành viên khi mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Ukraine hoặc từ Ukraine sang Việt Nam sẽ được áp dụng mức thuế ưu đãi hơn hoặc được miễn thuế trong khuôn khổ CPTPP.

Tuy nhiên, việc được áp dụng các ưu đãi thuế quan dẫn đến việc gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa các quốc gia cũng có thể có những tác động khó lường. Điển hình nhất ở lĩnh vực phòng vệ thương mại, nếu một quốc gia xuất khẩu một lượng hàng hóa quá lớn vào một quốc gia khác trong CPTPP thì nguy cơ hàng xuất khẩu chịu điều tra phòng vệ thương mại cũng sẽ gia tăng tương ứng.

Theo số liệu của Cục Phòng vệ thương mại Việt Nam, đến hết tháng 6 năm 2023, hàng xuất khẩu của Việt Nam đến các thị trường quốc tế đã phải đối mặt với 231 vụ việc phòng vệ thương mại. Chính vì vậy, khi Anh chính thức gia nhập CPTPP hoặc nếu Ukraine được chấp thuận gia nhập CPTPP thì đây sẽ là vấn đề cần lưu ý.

Ngược lại, Việt Nam cũng có thể trở thành quốc gia chịu tác động của hành vi bán phá giá và qua đó, cần chủ động thực hiện điều tra phòng vệ thương mại đối với các quốc gia xuất khẩu sản phẩm điều tra đến Việt Nam.

Đến hết tháng 6 năm 2023, Việt Nam đã khởi xướng điều tra tổng cộng 25 vụ việc phòng vệ thương mại gồm 16 vụ việc chống bán phá giá, 1 vụ việc chống trợ cấp, 06 vụ việc tự vệ và 2 vụ việc chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại với các quốc gia đối tác (trong và ngoài khối CPTPP).

Hiệp định RCEP có hiệu lực với Myanmar và Philippines

Hiệp định RCEP chính thức có hiệu lực với Myanmar kể từ ngày 4 tháng 3 năm 2022, có hiệu lực với Philippines kể từ ngày 2 tháng 6 năm 2023. Để đảm bảo chủ động trong việc hợp tác với hai quốc gia trên, Bộ Tài chính đang soạn thảo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP (“Nghị định số 129”) quy định về biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực giai đoạn 2022 – 2027.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN và 5 đối tác là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Với quy mô này, Hiệp định RCEP chiếm khoảng 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu, trở thành một khối thương mại lớn nhất trong lịch sử.

Khác với Hiệp định CPTPP vốn bao quát trên nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động, sở hữu trí tuệ, môi trường,… với các cam kết bắt buộc đối với các thành viên CPTPP phải đáp ứng các tiêu chuẩn đó thì RCEP chỉ tập trung chủ yếu về thương mại hàng hóa.

Theo dự kiến về góc nhìn dài hạn của Bộ Công Thương Việt Nam, 98,9% số dòng thuế cuối cùng sẽ được tự do hóa hoàn toàn theo CPTPP, trong khi 89,7% số dòng thuế RCEP sẽ được tự do hóa hoàn toàn sau 21 năm.

Để triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hiệp định RCEP, ngày 30 tháng 12 năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 129/2022/NĐ-CP áp dụng đối với các nước ASEAN gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan và các nước đối tác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand.

Tuy nhiên, Nghị định số 129 không bao gồm Myanmar và Philippines. Để ứng phó với các thay đổi khi Myanmar và Philippines đã chính thức gia nhập RCEP, Bộ Tài chính đang soạn thảo dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129.

Theo đó, nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được hưởng thuế suất RCEP theo quy định tại Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 129/2022/NĐ-CP và Nghị định số 129/2022/NĐ-CP của Chính phủ và nếu đã nộp thuế theo mức thuế cao hơn thì cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.

 

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat