Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp sản phẩm đĩa giấy Việt Nam, Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp sản phẩm đĩa giấy , đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp sản phẩm đĩa giấy Việt Nam, điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp sản phẩm đĩa giấy Việt Nam,

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp sản phẩm đĩa giấy Việt Nam

Ngày 24 tháng 01 năm 2024, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với một số sản phẩm đĩa giấy nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

Trong vụ việc này, Thái Lan bị đề nghị điều tra chống bán phá giá. Trung Quốc và Việt Nam bị đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp.

Sản phẩm bị đề nghị điều tra gồm một số sản phẩm đĩa giấy thuộc mã HS 4823.69.0040. Mã vụ việc: A-552-839 và C-552-840. Nguyên đơn gồm nhóm 06 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đĩa giấy tại Hoa Kỳ.

Ngày nhận đơn đề nghị điều tra là ngày 24 tháng 01 năm 2024.

Theo nguyên đơn, trong giai đoạn 12 tháng có số liệu gần nhất (từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 11 năm 2023), lượng nhập khẩu từ Việt Nam là khoảng 3.240 tấn, chiếm khoảng 4,02% tổng lượng nhập khẩu vào Hoa Kỳ (trong khi Trung Quốc chiếm khoảng 73,98% và Thái Lan chiếm khoảng 2,82%).

Theo số liệu USITC, Việt Nam xuất khẩu khoảng 9,3 triệu USD sản phẩm này sang Hoa Kỳ trong năm 2022. Trong 11 tháng năm 2023, Việt Nam xuất khẩu khoảng 7,4 triệu USD (giảm 16% so với cùng kỳ năm trước).

Nguyên đơn cũng cáo buộc tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa từ giai đoạn 2020 – 2023 gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ, có nguồn gốc từ nhiều doanh nghiệp, bao gồm 9 doanh nghiệp Việt Nam.

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp sản phẩm đĩa giấy Việt Nam

Theo thông tin trong đơn đề nghị điều tra, biên độ phá giá cáo buộc với Việt Nam dao động từ 255,46% đến 278,46%

Do Hoa Kỳ coi Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường, nên DOC sẽ sử dụng các giá trị thay thế của quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt Nam. Trong vụ việc này, nguyên đơn đề nghị sử dụng Indonesia là quốc gia thay thế do cho rằng Indonesia có mức độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam và có số lượng đáng kể các nhà sản xuất đĩa giấy (Indonesia nằm trong danh sách các nước thay thế mới nhất do DOC ban hành cho Việt Nam). Các bên có thời hạn bình luận về nước thay thế trong vòng 30 ngày trước khi DOC ban hành kết luận sơ bộ của vụ việc.

Nguyên đơn cáo buộc các doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu đĩa giấy Việt Nam đã nhận được 22 chương trình trợ cấp từ Chính phủ, gây thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất đĩa giấy Hoa Kỳ.

Trong thời gian tới, DOC sẽ là cơ quan có trách nhiệm điều tra về hành vi bán phá giá và trợ cấp và chịu trách nhiệm chung về kết quả điều tra trong khi ITC chịu trách nhiệm đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Sản phẩm điều tra chỉ bị áp thuế chống bán phá giá/chống trợ cấp nếu cả 02 cơ quan đều ban hành kết luận khẳng định.

Các doanh nghiệp Việt Nam có liên quan cần theo dõi sát sao tiến độ điều tra của 2 cơ quan này và cung cấp phản hồi, tài liệu kịp thời khi có yêu cầu. Để đảm bảo quyền lợi của mình, việc chủ động liên hệ, hợp tác với một công ty luật có uy tín về chống bán phá giá và phòng vệ thương mại tại Việt Nam và quốc tế là cần thiết.

Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW***
Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại

Contact Me on Zalo
+84982682122
WhatsApp chat