Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Đức gồm những tài liệu và thông tin gì? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp đăng ký thương hiệu tại Đức thành công.
Đức, tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức, là quốc gia độc lập có chủ quyền ở khu vực Trung Âu. Từ khi thống nhất đến nay, Đức luôn duy trì vị thế là một Đại cường quốc và có nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới theo GDP danh nghĩa, lớn thứ 5 toàn cầu theo sức mua tương đương. Đức dẫn đầu thế giới trong các lĩnh vực công nghiệp nặng và công nghệ cao. Đức là một quốc gia phát triển, có tiêu chuẩn sinh hoạt rất cao được duy trì nhờ một xã hội có kỹ năng và năng suất. Đức duy trì một hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc y tế phổ quát, bảo vệ môi trường và giáo dục đại học miễn học phí. Chính vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp mong muốn mở rộng quy mô công ty của mình sang Đức và một trong những điều quan trọng nhất doanh nghiệp cần phải làm trước khi bắt đầu kinh doanh tại Đức là thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Đức.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Đức
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Đức bao gồm các tài liệu sau:
- Giấy ủy quyền: Không cần.
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu tại Đức (Bao gồm họ, tên, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn).
- Mẫu nhãn hiệu nộp tại Đức.
- Danh mục hàng hóa/dịch vụ.
- Các tài liệu cần thiết khác.
Khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn cần chuẩn bị các tài liệu một cách đầy đủ và chính xác nhất để quá trình đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Đức diễn ra suôn sẻ và người đăng ký có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sớm nhất có thể.
Quyền của chủ sở hữu sau khi đã đăng ký nhãn hiệu tại Đức
Nếu nhãn hiệu được đăng ký thành công, chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ có các quyền sau:
- Quyền độc quyền sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký.
- Quyền phản đối các đơn đăng ký nhãn hiệu có thể gây xung đột với nhãn hiệu trong tương lai.
- Quyền yêu cầu hủy bỏ các đơn đăng ký nhãn hiệu có thể gây xung đột với nhãn hiệu trong tương lai.
- Quyền cấp phép cho bên thứ ba sử dụng nhãn hiệu.
- Quyền yêu cầu cơ quan hải quan thu giữ hàng giả
- Quyền đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia khác là thành viên của Công ước Paris thông qua WIPO một cách dễ dàng.
Đức là thành viên của những điều ước quốc tế nào?
Việc bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Đức chịu ảnh hưởng lớn của các hiệp ước quốc tế và hiệp định đa phương, chẳng hạn như:
- Hiệp định TRIPS;
- Nghị định thư Madrid;
- Thoả ước Nice về Phân nhóm Sản phẩm và Dịch vụ Quốc tế;
- Hiệp ước hợp tác về sáng chế của WIPO;
- Hiệp ước Nhãn hiệu WIPO;
- Hiệp ước Bản quyền WIPO;
- Hiệp ước Bằng sáng chế WIPO;
- Công ước Paris;
- Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT).
Tại Sao Lại Sử Dụng Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Quốc Tế Tại Đức Của ASL LAW?
- Uy tín của Hãng luật đăng ký nhãn hiệu quốc tế đã được khẳng định.
- ASL LAW được Legal500 xếp hạng là công ty sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam, đặc trưng bởi khả năng đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế, thông qua mạng lưới liên kết rộng khắp. Legal500 2021 đã bình luận về công ty Luật ASL LAW như sau: “Tại Công ty Luật ASL LAW, Luật sư điều hành đồng thời cũng là ‘luật sư ngôi sao’ Phạm Duy Khương đã có hơn mười năm kinh nghiệm trong các vấn đề thực thi Sở hữu trí tuệ. ASL LAW xử lý đầy đủ các dịch vụ bao gồm xác lập nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu quốc tế và xác lập quyền cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và sản phẩm tiêu dùng. ASL LAW có hoạt động xuyên biên giới và có các liên minh được thành lập trên các khu vực tài phán ASEAN khác bao gồm New Zealand, Campuchia và Myanmar.”
- WTR: “Luật sư Phạm Duy Khương là một chuyên gia tư vấn xuất sắc về đăng ký nhãn hiệu, thực thi nhãn hiệu cũng như là về Nhượng quyền thương mại.”
- Phí phù hợp với doanh nghiệp: không chỉ đảm bảo doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hiệu quả, ASL LAW còn đảm bảo phương án kinh phí hiệu quả, phù hợp nhất với doanh nghiệp.
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN