thay đổi căn cứ đóng bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào mức lương thực tế và các khoản phụ cấp lương của người lao động Việt Nam, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào mức lương thực tế của người lao động Việt Nam, mức lương thực tế của người lao động Việt Nam làm căn cứ đóng bảo hiểm , mức lương thực tế của người lao động Việt Nam đóng bảo hiểm xã hội,

Đề xuất về việc thay đổi căn cứ đóng bảo hiểm xã hội phụ thuộc vào mức lương thực tế và các khoản phụ cấp lương của người lao động Việt Nam trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi

Mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam đã có đề xuất về việc thay đổi căn cứ đóng bảo hiểm xã hội trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đang mở lấy ý kiến công khai. Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động có thể sẽ đóng bảo hiểm xã hội dựa trên biến động thực tế của lương mỗi tháng, thay vì hiện tại là mức lương được ghi trên hợp đồng lao động.

Đề xuất thay đổi căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất hai phương án tiền lương làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng. Được biết, đề xuất này sẽ áp dụng chủ yếu với nhóm người lao động lao động được doanh nghiệp trả lương tối thiểu vùng tại vùng, địa bàn kinh tế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Giữ nguyên quy định hiện hành

Phương án thứ nhất Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất giữ nguyên quy định hiện hành. Theo đó, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác được xác định bằng mức tiền cụ thể ghi trong hợp đồng lao động.

Qua đó, người lao động sẽ chỉ đóng mức đóng bảo hiểm xã hội cố định mỗi tháng dựa trên mức tiền lương được ghi trên hợp đồng lao động, bao gồm các khoản phụ cấp (nếu có) được xác định từ trước, không biến động theo thời gian.

Nếu người lao động muốn đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao hơn, họ sẽ phải thỏa thuận với người sử dụng lao động sửa đổi hợp đồng theo đúng mức lương thực nhận mỗi tháng cùng các khoản trợ cấp lương và các khoản bổ sung.

Tuy nhiên, do bản chất nếu có sự biến động sẽ tạo nên thực trạng khó khăn cho bộ phận kế toán của mỗi công ty phải tổng hợp sự thay đổi và nộp lên Bộ mỗi tháng, tạo sự phiền phức, khó khăn không nhỏ.

Trên thực tế, với số lượng doanh nghiệp và người lao động khổng lồ tại Việt Nam, nếu một số lượng lớn doanh nghiệp áp dụng phương pháp này thì chính Cục Bảo hiểm xã hội sẽ không thể nào tổng hợp, xác nhận mức đóng của người lao động kịp thời, qua đó dẫn đến tình trạng người lao động có thể mất nhiều tháng, thậm chí cả năm mới có thể được cập nhật tình trạng trên VSS.

Điều này là bởi vì hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, mỗi chuyên viên của Cục trung bình phải xử lý hồ sơ của quá nhiều người lao động và doanh nghiệp tương ứng, dẫn đến việc xử lý bị quá tải, không thể nào sát sao, khiến tình trạng nợ, chậm đóng bảo hiểm xã hội tăng mạnh cũng như không thể cập nhật, kiểm tra tình hình lương thực tế của mỗi lao động.

Qua đó, để giải quyết một phần tình trạng bảo hiểm xã hội hiện nay, nhiều chuyên gia đã đề xuất việc gia tăng số lượng chuyên viên xử lý của Cục Bảo hiểm xã hội, tiến đến tỉ lệ trung bình một chuyên viên xử lý hồ sơ của 3000 – 4000 lao động tương ứng với tỉ lệ quốc tế đã cho ra hiệu quả cao, được xác nhận.

Ngoài ra, một phương án khác người sử dụng lao động có thể xem xét áp dụng để đảm bảo quyền lợi của người dân là đặt mức đóng bảo hiểm xã hội cao hơn mức lương thực nhận của người lao động một chút, xét trên khoảng lương tối đa mà người lao động nhận được năm liền kề trước đó.

Khi đó, nếu lương người lao động nhận được trong tháng đó thấp hơn mức lương thực nhận tối đa năm liền kề trước đó thì người lao động sẽ phải trả lại phần chênh lệch cho người lao động, nhưng mức đóng bảo hiểm xã hội vẫn sẽ được đánh dấu mốc cố định mỗi tháng, chỉ thay đổi mỗi năm theo xu hướng tịnh tiến.

Dẫu vậy, tuy rằng phương thức đóng này đảm bảo quyền lợi của người lao động, hợp pháp đồng thời giảm tải gánh nặng tính toán chi tiết cho cả doanh nghiệp lẫn Cục Bảo hiểm xã hội nhưng lại khiến người sử dụng lao động chi trả một khoản tiền lớn hơn nên gần như không có doanh nghiệp nào sẽ sử dụng phương án này mà chỉ cố định mức lương đóng bảo hiểm xã hội mỗi tháng là mức lương tối thiểu vùng.

Mức đóng bảo hiểm xã hội dựa trên mức lương thực tế, có sự biến động mỗi tháng

Phương án thứ hai Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất là căn cứ đóng bảo hiểm xã hội dựa trên mức lương thực tế, có sự biến động mỗi tháng.

Xét trên thực trạng rằng nhóm người lao động chủ yếu là công nhân chỉ đóng bảo hiểm xã hội dựa trên mức lương tối thiểu vùng, trong khi phần lương thực nhận mỗi tháng cao gấp hai, thậm chí gấp ba lần thì đề xuất này sẽ giúp đảm bảo quyền lợi của người lao động hơn só với trước đây.

Người sử dụng lao động và người lao động sẽ khó mà sử dụng các biện pháp như trả lương bằng phụ cấp lương, thưởng, lương chỉ tiêu KPI, các khoản bổ sung,… nhằm trốn tránh nghĩa vụ phải đóng đúng bảo hiểm xã hội nữa.

Cụ thể, phương án đề xuất này của Bộ Lao động sẽ dựa trên khoản xác định được trước (thông thường là mức lương tối thiểu vùng) lẫn biến động trong quá trình làm việc của lao động. Các khoản biến động có thể dưới hình thức phụ cấp lương, trợ cấp xăng xe, chi phí đi lại,…

Về cơ bản, phương án thứ hai Bộ đề xuất vẫn sẽ là xu hướng khuyến nghị, thậm chí là quy định bắt buộc của Bộ luật Lao động và Cục Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, do độ hiệu quả không cao nên lần này, Bộ Lao động đề xuất có quy định chặt chẽ hơn, chi tiết hơn trong việc đảm bảo quyền lợi của người lao động, buộc doanh nghiệp phải đóng đúng, đủ tương ứng với mức lương thực nhận của người lao động.

Dẫu vậy, độ hiệu quả của phương án này vẫn còn cần chờ xem xét bởi lẽ rất khó để có thể ép buộc người sử dụng lao động từ bỏ lợi ích của mình và bảo vệ quyền lợi của người lao động. Họ vẫn sẽ có thể tìm ra nhiều cách để đảm bảo rằng họ không phải đóng đúng mức lương người lao động thực nhận.

Các khó khăn trong việc áp dụng phương án căn cứ đóng bảo hiểm thực tế

Theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản liên quan, các khoản phúc lợi không tính đóng bảo hiểm xã hội gồm: Tiền thưởng sáng kiến, tiền ăn giữa ca, hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, giữ trẻ, nuôi con nhỏ, hỗ trợ khi lao động có thân nhân kết hôn, qua đời, tiền sinh nhật, trợ cấp khó khăn khi tai nạn lao động.

Qua đó, để không đóng mức đóng bảo hiểm xã hội cao, người sử dụng lao động sẽ chuyển một phần tiền lương thực nhận của người lao động vào các khoản phụ cấp trên để trốn đóng, như hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở phục vụ công việc.

Thậm chí, người sử dụng lao động sẽ chuyển phần lương vào trợ cấp tiền ăn giữa ca nếu cần thiết. Ví dụ, một người công nhân cần 25.000 đồng để ăn trưa, một tháng 22 công sẽ là 550.000 đồng. Người sử dụng lao động có thể sẽ dùng thủ thuật để tăng số tiền này lên tròn 1 triệu đồng/tháng.

Mức tiền ăn này vẫn ở trong mức có thể chấp nhận và qua đó, sẽ không khiến cho Cục Bảo hiểm xã hội và các cơ quan bảo vệ quyền lợi người lao động quá chú ý, lên tiếng điều tra. Chỉ khi người lao động cảm nhận được bất công quá lớn trong chất lượng bữa ăn (giá bữa ăn 30.000 đến 35.000 nhưng chất lượng chỉ dưới 20.000), dẫn đến đình công, lên tiếng với báo chí,… thì sự việc mới bị lộ ra.

Không chỉ trợ cấp ăn uống mà các loại phụ cấp khác cũng sẽ khó được kiểm soát chặt chẽ do thực tế có trường hợp chính đáng cần mức phụ cấp như vậy trong khi phần nhiều trường hợp lại không có, chỉ là thủ thuật để giảm số tiền phải chi trả cho quỹ bảo hiểm xã hội.

Hiện nay, quy định cứng phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội chỉ có thể thực hiện với doanh nghiệp nhà nước có thang bảng lương thể hiện các khoản cố định, song thực tế cũng mới tính đóng trên ba loại phụ cấp, gồm chức vụ, thâm niên nghề và thâm niên vượt khung (nếu có).

Với khối doanh nghiệp trả lương tối thiểu cho người lao động sẽ rất khó quy định cứng phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội bởi mỗi nơi xây dựng thang bảng lương, phụ cấp, mức tiền khác nhau ngoại trừ các mức cố định theo tiêu chuẩn như cộng 5-7% phụ cấp nặng nhọc, độc hại, hoặc cộng 7% cho lao động qua đào tạo nghề. Những khoản phụ cấp không thể có quy định cụ thể thì miễn là trong phạm vi hợp lý thì sẽ khó mà tìm ra chi tiết sai phạm của từng doanh nghiệp.

Tạm kết

Sau một thời gian, chỉ khi người lao động tự mình lên tiếng yêu cầu quyền lợi thì Cục Bảo hiểm xã hội mới nhận được thông tin, giải quyết theo hướng cảnh cáo một vài trường hợp nổi bật trong khi phần lớn doanh nghiệp còn lại thoát tội.

Sẽ rất khó để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong khi tình hình kinh tế Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, nhiều nơi còn khó khăn và thực trạng rằng nhận thức của người sử dụng lao động hiện nay chỉ đang cố gắng thu lợi nhuận cao nhất có thể, bỏ ngoài quyền lợi của người lao động.

Để giải quyết tình trạng này, sẽ cần sự nỗ lực của cả khối doanh nghiệp lẫn cơ quan chính phủ thông qua việc có các biện pháp răn đe hiệu quả hơn, sâu hơn, có tác động thực tế thay vì chỉ ‘thí điểm’ hình phạt. Ngoài ra, việc có các thay đổi theo hướng đề xuất đóng lương thực tế này mặt ngoài sẽ giúp được người lao động nhưng thực chất không giải quyết được tận gốc vấn đề.

Chính bản thân người lao động đối với đề xuất này còn chia ra làm hai luồng ý kiến ngang nhau là ủng hộ và không ủng hộ bởi lẽ nếu theo đề xuất này, họ sẽ phải mất một khoản tiền lớn hơn mỗi tháng trong khi phần lớn người dân Việt Nam hiện nay không có quá nhiều sự tin tưởng đối với hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam, coi rằng các thay đổi trong thời gian gần đây đều được tạo ra theo hướng bất lợi cho họ, dù là đề xuất ‘có vẻ tốt’ này.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được tư vấn luật về lao động và việc làm.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoàiĐăng ký thương hiệu
    Đăng ký thương hiệu độc quyềnPhí đăng ký nhãn hiệu
    Dịch vụ đăng ký thương hiệuĐăng ký thương hiệu như thế nào
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***  
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và Startup Đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam Đăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam Tư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt Nam Tư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt Nam Dịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệ Pháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam Tư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyền Tư vấn nhượng quyền thương mại
    Công ty luật tại Hà Nội Công ty luật tại Hồ Chí Minh
    Văn phòng luật tại Hồ chí minh Tư vấn pháp lý thường xuyên
    Công ty luật sở hữu trí tuệ Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat