Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Italy như thế nào để tiết kiệm và đúng luật? Bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết về: quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Italy, lưu ý và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Italy để bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp.
Nhãn hiệu tại Italy
Italy (Ý) là một quốc gia thuộc khối Liên Minh Châu Âu EU. Giống với mọi quốc gia thuộc khối EU, Italy là một quốc gia “first-to-file”, tức là ưu tiên người nộp đơn trước. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Italy cho chủ đơn các độc quyền trước nhãn hiệu đó tại toàn bộ lãnh thổ Italy.
Italy quy định các dấu hiệu có khả năng thể hiện, phân biệt được nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ đều có thể đăng ký nhãn hiệu. Bên cạnh những dấu hiệu là nhìn thấy được (hình, chữ), Italy cho phép đăng ký nhãn hiệu đối với âm thanh, màu sắc, miễn là các nhãn hiệu đó đều được thể hiện trên dạng hình ảnh. Âm thanh phải có bản mô tả theo thanh nhạc, còn màu sắc phải được phối nhìn rõ.
Bất cứ chủ thể nào là cư dân của một nước thành viên EU, hoặc Công Ước Paris, hoặc WTO đều có thể đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Italy. Tuy nhiên, với những chủ thể không phải công dân Italy, họ cần phải thông qua một đại diện là luật sư thành viên của Viện tư vấn sở hữu công nghiệp Ý (Italian Industrial Property Consultants Institute).
Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Italy
Đầu tiên, nhãn hiệu cần được nôp tại văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Ý (Italian Patent and Trademark Office) hoặc Văn phòng Tỉnh Ủy của bộ Công nghiệp Ý (Provincial Offices of the Ministry of Industry).
Sau đó Văn phòng SHTT Italy sẽ thẩm định nhãn hiệu. Sau đó, nhãn hiệu sẽ được đăng lên Công Báo. Trong vòng 3 tháng tính từ thời điểm thông báo, bất cư bên nào cũng có thể phản đối nhãnh hiệu của bạn nếu nó có tương tự hoặc trùng. Nếu nhãn hiệu không bị Cục từ chối hoặc phản đối, nó sẽ được cấp văn bằng
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký. Chủ đơn có thể gia hạn trước 1 năm ngày hết hiệu lực hoặc 6 tháng sau thời gian hết hiệu lực; sau thời gian đó, chủ đơn sẽ phải trả thêm phụ phí gia hạn trễ.
Lưu ý về đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại Italy
Nhãn hiệu sau khi được đăng ký nếu không được sử dụng trong vòng 5 năm sẽ bị hủy bỏ hiệu lực.
Nếu chủ đơn là công dân sinh sống ngoài khu vực kinh tế Châu Âu (Eropean Economic Area), họ cần phải có người đại diện là một luật sư nhãn hiệu Ý hoặc một luật sư khác có địa chỉ sống trong khu vực EEA.
Tất cả giấy tờ phúc đáp gửi lên văn phòng sáng chế và nhãn hiệu Ý đều phải được viết bằng tiếng Ý.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Italy
Thông thường, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sẽ bao gồm:
- Thông tin chủ đơn (tên, địa chỉ, quốc tịch);
- Nhãn hiệu;
- Danh mục sản phẩm mang nhãn hiệu (Phân loại theo bản phân loại quốc tế Nice về dịch vụ, hàng hóa);
- Mẫu nhãn hiệu;
- Phí đăng ký nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền (có thể nộp không muộn quá 2 tháng tính từ thời điểm nộp đơn).
Tại Sao Lại Sử Dụng Dịch Vụ Đăng Ký Nhãn Hiệu Quốc Tế Tại Italy Của ASL LAW
Uy tín của Hãng luật đăng ký nhãn hiệu quốc tế đã được khẳng định
ASL LAW được Legal500 xếp hạng là công ty sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam, đặc trưng bởi khả năng đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế, thông qua mạng lưới liên kết rộng khắp.
Legal500 2021: “Tại Công ty Luật ASL LAW, Luật sư điều hành đồng thời cũng là ‘luật sư ngôi sao’ Phạm Duy Khương đã có hơn mười năm kinh nghiệm trong các vấn đề thực thi Sở hữu trí tuệ. ASL LAW xử lý đầy đủ các dịch vụ bao gồm xác lập nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu quốc tế và xác lập quyền cho khách hàng hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và sản phẩm tiêu dùng. ASL LAW có hoạt động xuyên biên giới và có các liên minh được thành lập trên các khu vực tài phán ASEAN khác bao gồm Lào, Campuchia và Myanmar.”
WTR: Luật sư Phạm Duy Khương là một chuyên gia tư vấn xuất sắc về đăng ký nhãn hiệu, thực thi nhãn hiệu cũng như là về Nhượng quyền thương mại.
Phí phù hợp với doanh nghiệp: không chỉ đảm bảo doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu hiệu quả, ASL LAW còn đảm bảo phương án kinh phí hiệu quả, phù hợp nhất với doanh nghiệp.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN