Một số doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và xuất khẩu sản phẩm xe đạp điện hiện đang thuộc đối tượng điều tra sơ bộ cho khả năng mở cuộc điều tra chính thức về hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại EU hiện đang áp dụng đối với xe đạp điện từ Trung Quốc.
Từ ngày 19 tháng 7 năm 2018, doanh nghiệp Giant Electric Vehicle (Kunshan) thuộc Trung Quốc đã bị EU áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm xe đạp có hỗ trợ bàn đạp, có động cơ điện phụ trợ, thuộc mã 8711 60 10 và ex 8711 60 90 (mã TARIC 8711 60 90 10).
8 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch sản phẩm xe điện chịu áp thuế phòng vệ thương mại nhập khẩu từ Trung Quốc đến thị trường EU đã sụt giảm mạnh khoảng 36% so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, các sản phẩm thuộc mã HS 8171.60 nhập khẩu từ Việt Nam vào EU đã gia tăng trong giai đoạn 2019-2022 và tiếp tục tăng mạnh trong 8 tháng đầu năm 2023.
Hiệp hội các Nhà sản xuất xe đạp châu Âu đã bày tỏ quan ngại về việc một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bị áp thuế của Trung Quốc có dấu hiệu gian lận xuất xứ của sản phẩm để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của EU hiện đang áp dụng đối với sản phẩm Trung Quốc.
Cụ thể, Cơ quan này lo ngại rằng doanh nghiệp này đã xuất khẩu sản phẩm này đến Việt Nam rồi sau đó xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU mà không có sự thay đổi đáng kể nào để lẩn tránh việc áp dụng thuế phòng vệ thương mại của EU.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) Việt Nam đã nhận thức được tình trạng này và cũng đã đưa mặt hàng xe đạp điện vào danh sách cảnh báo, đồng thời tăng cường điều tra, làm rõ các cáo buộc, quan ngại của đối tác bên EU, quyết liệt giám sát và ngăn chặn hành vi lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (nếu có) đối với sản phẩm xe đạp điện.
Theo báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Cơ quan chống gian lận thương mại thuộc Ủy ban châu Âu (OLAF) đang điều tra 3 công ty đầu tư tại Việt Nam với cáo buộc các công ty này lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp mà EU đang áp dụng với Trung Quốc.
Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất xe đạp điện (Electric bicycles) xuất khẩu sang thị trường EU cần theo dõi sát tình hình để có những biện pháp xử lý kịp thời trong trường hợp EU quyết định khởi xướng điều tra vụ việc. Đặc biệt, các doanh nghiệp nên tiến hành liên hệ với một công ty luật có chuyên môn cao về phòng vệ thương mại để hỗ trợ trong công đoạn chuẩn bị, sàng lọc hồ sơ, chứng từ chứng minh xuất xứ nguồn gốc của đầu vào sản xuất và không tiếp tay cho các hành vi gian lận.
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN