các điểm mới đáng chú ý của Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam 2024, Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam năm 2024, điểm mới đáng chú ý của Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam 2024, điểm mới tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024,

Các điểm mới đáng chú ý của Luật Các tổ chức tín dụng 2024

Sáng ngày 19 tháng 2 năm 2024, đại diện lãnh đạo Văn phòng Chủ tịch nước đã công bố toàn văn Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố Luật Đất đai sửa đổi và Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 đầu năm 2024.

Theo đó, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 số 32/2024/QH15 (“Luật Các tổ chức tín dụng 2024”) đã chính thức được thông qua và công bố toàn quốc để được triển khai áp dụng kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2024. Dự kiến, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có 2 Nghị định và 4 Thông tư hướng dẫn được ban hành trong tương lai.

Luật Các tổ chức tín dụng 2024, gồm 15 chương, 210 điều đã hoàn thiện quy định về nâng cao yêu cầu quản trị, điều hành, hạn chế lạm dụng quyền cổ đông lớn, quyền quản trị, điều hành để thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng cũng như gia tăng sức chống chịu của thị trường khi có tác động lớn.

Trong thời gian qua, hệ thống các ngân hàng, tổ chức tín dụng tại Việt Nam đã hứng chịu nhiều thiệt hại từ các vụ bê bối ‘bán hộ’ trái phiếu doanh nghiệp, hoặc tư vấn sai, gây nhầm lẫn cho người dân giữa các hình thức gửi tiền tiết kiệm biến tướng đầu tư trái phiếu, nổi bật là vụ cơ cấu, lừa đảo liên quan đến hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB).

Các vụ việc này đã đặt ra yêu cầu cấp tốc sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng để xây dựng một hệ thống tài chính với các ngân hàng, tổ chức tín dụng là trụ cột. Tuy nhiên, việc cần thay đổi gấp không đồng nghĩa với việc được gấp rút, cắt ngắn giai đoạn mà chưa hoàn thiện hệ thống pháp lý.

Tại Kỳ họp thứ sáu diễn ra từ tháng 11 năm 2023, các đại biểu Quốc hội đã đồng loạt đồng ý rời việc thông qua Luật Các tổ chức tín dụng đến Kỳ họp bất thường tháng 1 năm 2024 vì những quy định về can thiệp sớm, hỗ trợ tiếp cận tín dụng với ngân hàng trong diện kiểm soát đặc biệt và các biện pháp kiểm soát đặc biệt vẫn còn sơ sài hoặc sai sót, chưa đủ khả năng bình ổn thị trường.

Các quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã được sửa đổi, bổ sung, rà soát nhiều lần để đảm bảo mục tiêu xây dựng một hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động lành mạnh, đảm bảo an toàn hệ thống, tăng khả năng chống chịu, chống được cú sốc đến từ bên trong và bên ngoài của nền kinh tế.

Bài viết sau sẽ phân tích những điểm mới đáng chú ý quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024, gồm việc Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông, Thắt chặt quy định về người có liên quan trong sở hữu cổ phần, Cấm bán bảo hiểm không bắt buộc đi kèm khoản vay, Hạn chế tỷ lệ cấp tín dụng nhằm giảm rủi ro hệ thống, Bổ sung quy định về phương pháp ứng phó sự cố rút tiền hàng loạt.

Giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông

Việc cổ đông có thể sở hữu tỷ lệ cổ phần cao như hiện tại đã tạo nên tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo hoặc độc quyền, thao túng tổ chức tín dụng như tạo điều kiện cho việc vận chuyển và đăng ký vốn ảo, không có thật, làm gia tăng rủi ro hệ thống khi một bên gặp khủng hoảng và qua đó, ảnh hưởng đến khả năng vận hành của các ngân hàng, tổ chức tín dụng vốn là trụ đỡ của nền kinh tế.

Để hạn chế tình trạng các cá nhân, tổ chức sở hữu lượng cổ phần cao, có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của các tổ chức tín dụng, Điều 63 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông trong tổ chức tín dụng.

Cụ thể, một cổ đông là tổ chức không được sở hữu cổ phần vượt quá 10% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trước đây là 15% theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng 2010 số 47/2010/QH12 (“Luật Các tổ chức tín dụng 2010”).

Cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần vượt quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng, trước đây là 20%. Đồng thời, cổ đông lớn của một tổ chức tín dụng và người có liên quan của cổ đông đó không được sở hữu cổ phần từ 5% vốn điều lệ trở lên của một tổ chức tín dụng khác.

Ngoài ra, tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với cá nhân vẫn được giữ nguyên là 5% như quy định trước đây khi đề xuất giảm tỷ lệ xuống còn 3% không được thông qua.

Các cổ đông, cổ đông và người có liên quan đã sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ sở hữu cổ phần cho phép trước ngày 1 tháng 7 năm 2024 được tiếp tục duy trì cổ phần nhưng không được tăng thêm cổ phần cho đến khi tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.​

Mục tiêu của việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần trong các tổ chức tín dụng là hạn chế tình trạng sở hữu chéo cũng như khả năng chi phối và thao túng ngân hàng vì lợi ích nhóm, qua đó giúp cho các tổ chức tín dụng có thể vận hành một cách công khai, minh bạch hơn.

Tuy nhiên, việc giảm tỷ lệ này cũng có thể gây ra một số tác động tiêu cực như làm giảm đi quyền lợi của các cổ đông hiện hữu, đặc biệt là cổ đông chiến lược, cổ đông lớn, khiến họ gặp khó khăn trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh, đầu tư liên quan. Việc giảm tỷ lệ sở hữu cũng đồng nghĩa với việc giảm sức ảnh hưởng của các cổ đông, có thể dẫn đến việc các cổ đông không thể nhất trí biểu quyết trong một vấn đề quan trọng liên quan đến phương án phát triển của tổ chức tín dụng.

Ngoài ra, việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần cũng không nhất thiết sẽ hạn chế tình trạng sở hữu chéo cũng như làm giảm đi khả năng độc quyền, thao túng hoạt động ngân hàng. Điều này là bởi vì vấn đề cốt lõi của việc thao túng hoạt động các tổ chức tín dụng nằm ở sự liên quan giữa cá nhân, tổ chức nắm giữ cổ phần.

Điển hình, vụ đại án ngân hàng SCB vừa qua đã cho thấy một cá nhân là bà Trương Thị Mỹ Lan có thể thông qua các mối quan hệ không được xác nhận là có sự liên quan để thao túng hoạt động ngân hàng, nhằm phục vụ cho mục đích cá nhân, lợi ích nhóm.

Qua đó, việc quan trọng hơn cả là xác định được sự liên quan giữa các cá nhân, tổ chức nắm giữ cổ phần có khả năng kết hợp để nắm quyền chi phối hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Thắt chặt quy định về người có liên quan trong sở hữu cổ phần

Để hạn chế tình trạng sở hữu chéo, việc làm rõ đối tượng “người có liên quan” trong dự thảo sửa đổi Luật Các tổ chức tín dụng đã được đặc biệt chú trọng.

So với 5 trường hợp được liệt kê, giải thích về định nghĩa người có liên quan quy định tại khoản 28 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, khoản 24 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã sửa đổi, bổ sung tổng cộng 8 trường hợp người có liên quan trong hoạt động ngân hàng là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân khác.

Luật Các tổ chức tín dụng 2024 mở rộng khái niệm người có liên quan của công ty, tổ chức tín dụng đến công ty con của công ty con, công ty mẹ của công ty mẹ và người có liên quan của cá nhân đến tất cả thành viên gia đình thuộc 3 thế hệ, bao gồm cả họ hàng bên nội và bên ngoại.

Trong khi tỷ lệ sở hữu cổ phần chỉ mang tính hình thức hơn là có tác động thực chất, việc quy định chặt chẽ khái niệm về “người có liên quan” sẽ giúp giảm đi các sai phạm lợi dụng kẽ hở pháp lý này.

Điển hình, theo kết luận của cơ quan điều tra, trong vụ sai phạm tại Ngân hàng SCB, bà Trương Mỹ Lan là cá nhân chỉ nắm giữ 4,98% vốn điều lệ ngân hàng trên sổ sách là hợp pháp, nhưng thông qua các quan hệ không được xác định là người có liên quan, bà đã kết hợp với 27 cá nhân, pháp nhân đứng tên họ để chi phối lên đến 91% cổ phần ngân hàng, nắm hoàn toàn quyền quyết định hoạt động của ngân hàng.

Khi có hành lang pháp lý chặt chẽ kết hợp với việc chủ động triển khai giám sát từ nội bộ ngân hàng và từ phía cơ quan quản lý Nhà nước, dự kiến tình trạng một nhóm cổ đông tìm cách sở hữu chéo cổ phần, chiếm quyền thao túng hoạt động tổ chức tín dụng sẽ suy giảm và ngân hàng, tổ chức tín dụng có thể hoạt động minh bạch, hiệu quả hơn.

Cấm bán bảo hiểm không bắt buộc đi kèm khoản vay

Một trong các quy định đáng chú ý tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024 là việc cấm các ngân hàng, tổ chức tín dụng bán bảo hiểm không bắt buộc thì mới cho vay, cấp tín dụng.

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, dù năm 2023 là một năm khó khăn chung đối với nền kinh tế Việt Nam nhưng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ qua kênh đại lý cá nhân, kênh đại lý tổ chức – bán qua ngân hàng,… vẫn ước đạt 227.100 tỷ đồng, giảm 8,33% so với cùng kỳ năm trước.

Sự suy giảm trên được đánh giá chủ yếu đến từ bê bối đầu năm 2023 liên quan đến kênh phân phối bảo hiểm qua ngân hàng bancassurance. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, một số doanh nghiệp bảo hiểm vướng vào lùm xùm điển hình gồm BIDV Metlife, Sun Life, MB Ageas và Prudential,… Vụ việc nổi bật nhất là vụ Công ty TNHH Manulife Việt Nam và Ngân hàng SCB kết hợp để biến tiền gửi tiết kiệm của khách hàng thành hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Các doanh nghiệp này bán chéo bảo hiểm qua kênh ngân hàng, qua khâu tư vấn của giao dịch viên, nhân viên môi giới nhưng với chất lượng thấp. Theo đơn tố cáo của nhiều bên, các nhân viên không tư vấn trực tiếp cho khách hàng hoặc không hướng dẫn đầy đủ thủ tục, hồ sơ yêu cầu theo quy định dẫn đến việc khách hàng thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ, gây nên thiệt hại về tài chính.

Khoản 5 Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã nghiêm cấm hành vi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.

Quy định này được ban hành theo tinh thần của Thông tư 67/2023/TT-BTC hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong đó cấm ngân hàng bán bảo hiểm liên kết đầu tư trước và sau 60 ngày kể từ ngày giải ngân toàn bộ khoản vay cho khách hàng, cùng với nâng cao chất lượng tư vấn như đại lý bảo hiểm phải ghi âm một số nội dung trong quá trình tư vấn.

Dẫu vậy, vì tính chất giữa bên vay là khách hàng và bên cho vay là ngân hàng thường mang tính phụ thuộc nên khả năng chấm dứt hoàn toàn tình trạng bán bảo hiểm không bắt buộc đi kèm khoản vay là thấp. Tình trạng bên vay bị dồn vào thế buộc phải vay bất chấp các điều kiện ‘đi kèm’ vẫn sẽ xảy ra song nhìn chung, tình trạng ngân hàng công khai dồn ép bên vay phải mua bảo hiểm trước khi duyệt khoản vay sẽ giảm đi.

Điều này cũng sẽ dẫn đến tình trạng tăng trưởng thu nhập từ việc bán bảo hiểm của các ngân hàng chậm lại, phần nào dẫn đến sự trì trệ của nền kinh tế song việc quản lý, siết chặt hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ mang lại nhiều tác động tích cực hơn trong trung hạn và dài hạn.

Hạn chế tỷ lệ cấp tín dụng nhằm giảm rủi ro hệ thống

Nhằm giảm rủi ro khủng hoảng toàn hệ thống, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã sửa đổi quy định về tỷ lệ cấp tín dụng cho một khách hàng và một nhóm khách hàng.

Cụ thể, khoản 1 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 điều chỉnh giảm dần giới hạn cấp tín dụng cho một khách hàng và một nhóm khách hàng từ 15% xuống 10% đối với một khách hàng và từ 25% xuống 15% đối với một nhóm khách hàng. Với tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tỷ lệ này giảm từ 25% và 50% vốn tự có xuống còn 15% và 25% đến năm 2029.

Việc giảm tỷ lệ cấp tín dụng sẽ được triển khai áp dụng theo lộ trình, theo 5 giai đoạn từ đầu tháng 7 năm 2024 đến hết năm 2028, từ tháng 1 năm 2029 trở đi thay vì đột ngột cắt giảm tỷ lệ cấp tín dụng khi Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực. Trung bình, mỗi năm, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó của các tổ chức tín dụng sẽ phải giảm 1% tỷ lệ vốn tự có đối với một khách hàng và giảm 2% tỷ lệ vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan.

Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% và đối với một khách hàng và người có liên quan thì không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Việc hạn chế, giảm tỷ lệ cấp tín dụng đối với các tổ chức tín dụng giúp giảm rủi ro tập trung tín dụng. Trong thời gian gần đây, đã có nhiều báo cáo từ các chuyên gia, tổ chức uy tín rằng hệ thống tín dụng Việt Nam đang đối diện nguy cơ khủng hoảng như hệ thống tín dụng Trung Quốc thời điểm trước. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc các ngân hàng đang chấp thuận quá nhiều khoản vay thế chấp bằng bất động sản.

Nếu nguy cơ vỡ bong bóng bất động sản hoặc các rủi ro khác như đóng băng thị trường năm 2022 xảy ra, các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ phải đối diện nguy cơ lớn, thậm chí có khả năng sụp đổ như thị trường tài chính Hoa Kỳ năm 2008.

Việc giảm tỷ lệ cấp tín dụng dù có khả năng gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn, qua đó làm chậm đi đà phát triển của nền kinh tế song việc điều chỉnh này là cần thiết để giảm rủi ro hệ thống, đảm bảo an toàn cho toàn nền kinh tế.

Ngoài ra, việc hạn chế cấp tín dụng từ phía ngân hàng, tổ chức tín dụng cũng góp phần cân bằng thị trường tài chính khi người dân, doanh nghiệp sẽ phải tìm đến các kênh huy động vốn khác như thị trường cổ phiếu và trái phiếu. Theo kinh nghiệm quốc tế, các quốc gia phát triển đều có sự cân bằng giữa các phương thức huy động vốn thay vì phụ thuộc chủ yếu vào khối ngân hàng như Việt Nam.

Giúp thị trường phân bổ được các phương thức huy động vốn sẽ giúp gia tăng tỷ lệ an toàn của thị trường trước các biến động khó lường từ trong và ngoài nước. Khả năng ứng phó của ngân hàng, tổ chức tín dụng trước các cuộc khủng hoảng là một trong các nhân tố quan trọng để đánh giá sự ổn định và tiềm năng phát triển của một nền kinh tế.

Bổ sung quy định về sự cố rút tiền hàng loạt

Nhằm đảm bảo tính bền vững của nền kinh tế, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 bổ sung chương XI quy định về việc xử lý các trường hợp khẩn cấp như khi ngân hàng, tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt và các trường hợp, thẩm quyền quyết định, xử lý các khoản vay đặc biệt.

Trong bê bối Ngân hàng SCB, hệ thống tài chính của Việt Nam đã đối diện nguy cơ cao khi người dân đồng loạt quyết định rút tiền khỏi ngân hàng. Đáng chú ý, không chỉ ngân hàng SCB mà ngân hàng Sacombank cũng đứng trước nguy cơ vì người dân nhầm lẫn tên với mã cổ phiếu hai ngân hàng này.

Hiện nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam triển khai áp dụng theo Văn bản số 1158/QĐ-NHNN dao động từ 1% đến 8% đối với các tổ chức tín dụng khác, tùy thuộc vào kỳ hạn tiền gửi.

Tỷ lệ này phản ánh khoản tiền tối thiểu mà tổ chức tín dụng phải giữ tại tổ chức của mình để ứng phó với các tình huống phát sinh, phần còn lại được tổ chức tín dụng luân chuyển để kinh doanh như hoạt động cấp tín dụng, đầu tư vào các loại hình khác nhau.

Theo đó, nếu người dân đồng loạt rút tiền từ ngân hàng thì các tổ chức tín dụng có lượng tiền dự trữ thấp sẽ đối diện với nguy cơ đổ vỡ do thiếu thanh khoản, buộc Ngân hàng Nhà nước phải can thiệp để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính.

Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã bổ sung phương pháp và trình tự xử lý khi bị rút tiền hàng loạt, với các biện pháp khẩn cấp như tạm dừng hoặc hạn chế các hoạt động cấp tín dụng và các hoạt động khác có sử dụng nguồn tiền của tổ chức tín dụng để đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền cũng như thanh khoản của hệ thống tài chính Việt Nam.

***ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal. xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới info@aslgate.com.

Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về dịch vụ tư vấn pháp lý về Tài chính và Ngân hàng tại Việt Nam:

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat