Ngày 13 tháng 11 năm 2024, Talkshow với chủ đề “Nhận diện dòng vốn M&A” đã được tổ chức bởi Báo Đầu tư. Đây là chương trình tiền đề chuẩn bị cho Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 16 – năm 2024 diễn ra ngày 27/11/2024 tại Khách sạn JW Marriott Saigon (TP.HCM) tập trung thảo luận những cơ hội và xu hướng chủ đạo trong lĩnh vực M&A.
Để chuẩn bị cho Diễn đàn, Báo Đầu tư đã mời ba vị khách mời gồm:
- Luật sư Phạm Duy Khương, Luật sư điều hành, Công ty Luật ASL LAW;
- Ông Hoàng Xuân Trung, Trưởng phòng Khách hàng doanh nghiệp – Khối nguồn vốn, Ngân hàng Citi tại Việt Nam;
- Ông Đinh Thế Anh, Thành viên điều hành, Trưởng bộ phận Tư vấn Tài chính doanh nghiệp, KPMG Việt Nam.
Sau giai đoạn trầm lắng, thị trường M&A Việt Nam đang trên đà phục hồi tích cực, các thương vụ lớn đang dần xuất hiện trở lại. Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 16 dự kiến sẽ bàn về xu hướng M&A tại Việt Nam trong năm 2024 và định hướng M&A 2025.
Các diễn giả khách mời tại Diễn đàn sẽ phân tích các chiến lược tối ưu hóa giá trị thương vụ, các mô hình hợp tác mới, và cách các doanh nghiệp có thể tận dụng làn sóng M&A để phát triển trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.
Diễn đàn M&A Việt Nam là sự kiện thường niên uy tín về hoạt động mua bán – sáp nhập doanh nghiệp và kết nối đầu tư tại Việt Nam do Báo Đầu tư tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nội dung tại Talkshow “Nhận diện dòng vốn M&A”
Chương trình được dẫn bởi Nhà báo Huy Hào của Báo Đầu Tư (Vietnam Investment Review – VIR).
Mở đầu chương trình, ông Hào chào mừng các vị khách mời đã đến trường quay ngày hôm nay để thảo luận về xu hướng M&A tại Việt Nam trong thời đại mới.
Góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài đối với các thay đổi tại Việt Nam
Sau câu chuyện được chia sẻ bởi ông Trung, ông Hào gửi câu hỏi đầu tiên tới Luật sư Phạm Duy Khương, Luật sư điều hành của ASL LAW: “Hiện nay có nhiều nhà đầu tư đang quan tâm đến sự chuyển dịch của chính sách sau kì họp thứ 8 của Quốc hội vừa qua. Vậy nên, dưới góc độ của một công ty luật, những vấn đề như 1 luật sửa 7 luật, 1 luật sửa 4 luật sẽ có những tác động, chú ý gì đối với giới đầu tư và các doanh nghiệp?”
Luật sư Khương chia sẻ: “Sự thay đổi về chính sách hiện nay xuất phát từ sự nỗ lực đạt các mục tiêu về GDP, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Dưới góc nhìn của một công ty luật, chúng tôi thấy có một sự rượt đuổi của các nhà đầu tư quốc tế trong việc cấp vốn đầu tư vào Việt Nam, nổi bật như Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc.”
“Tuy nhiên, dù có đà tăng trưởng về FDI, chúng tôi vẫn nhận thấy sự thận trọng của các nhà đầu tư. Họ thường sẽ dừng lại để đánh giá sự thay đổi về môi trường đầu tư, thể chế, chính sách, pháp luật của Việt Nam có tác động đến dòng vốn đầu tư của họ hay không. Trong đó, vấn đề an toàn và minh bạch về thuế, tài chính là đặc biệt quan trọng.”
“Chính vì vậy mà những thay đổi về luật vừa qua đã giúp tháo gỡ một số vưỡng mắc, giúp nhà đầu tư nước ngoài an tâm hơn. Đồng thời sự thay đổi này cũng giúp doanh nghiệp Việt Nam khi họ có thể hợp tác hiệu quả hơn với các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các hình thức liên doanh.”
Tại sao số thương vụ M&A tăng nhưng giá trị lại giảm?
Sau bài chia sẻ của ông Thế Anh về vấn đề tại sao số thương vụ M&A tại Việt Nam tăng, nhưng giá trị lại giảm hoặc đứng yên, ông Hào mời ông Khương chia sẻ về nhận định này.
Luật sư Khương cho biết: “ASL LAW mới đây đã tham dự hội thảo về M&A tại Tokyo, Nhật Bản với chủ đề về tình hình M&A tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, qua đó, tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định của ông Thế Anh về sự suy giảm về giá trị của các thương vụ M&A. Không chỉ tại ASEAN mà nhìn chung cả khu vực Châu Á đều có sự suy giảm.”
“Lí do cốt lõi là vì nhìn chung, những tổ chức lớn có tác động đến M&A đều đến từ Trung Quốc và Nhật Bản. Vậy nên, nếu sức mua của hai khu vực này giảm thì cả thế giới cũng sẽ bị ảnh hưởng, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Trong đó, nhận định rằng thời gian qua các doanh nghiệp ở trạng thái trì trệ, như đang chờ đợi điều gì đó là đúng.”
“Tại thị trường Trung Quốc, nhiều tháng qua các doanh nghiệp liên tục lắng đọng chờ đợi kết quả của cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ. Họ chỉ thực hiện các giao dịch M&A quy mô nhỏ để đánh giá thị trường, chỉ khi thông tin về Tổng Thống Mỹ đắc cử được ban hành chính thức thì họ mới quyết tâm dồn nguồn lực cho các giao dịch M&A, kéo cả số lượng và giá trị bình quân các thương vụ lên. Trong đó, tôi đánh giá thị trường Việt Nam và Mexico sẽ là hai thị trường có tiềm năng đón sóng M&A sắp tới dựa trên số liệu quá khứ từ căng thẳng thương mại Trung-Mỹ.”
Ưu thế của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
Nhà báo Huy Hào cho biết rằng trong một số lĩnh vực đặc thù, chúng ta có thể thấy rõ sự khác biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Xin ông Trung và ông Khương hãy chia sẻ về các ưu thế giữa hai giới đầu tư này, cụ thể trong lĩnh vực bất động sản.
Sau phần chia sẻ của ông Trung khẳng định về việc nhà đầu tư trong nước có ưu thế rõ ràng hơn nhà đầu tư nước ngoài trong các giao dịch, thương vụ liên quan đến bất động sản so với nhà đầu tư nước ngoài, luật sưKhương bình luận: “Lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực rất đặc thù tại Việt Nam. Như chúng ta có thể thấy, nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu làm việc trong thị trường thứ cấp, tức là đã mua bán lần 2, lần 3 sau khi dự án đã được triển khai, thi công. Đa phần họ không tham gia bước đầu tức thị trường sơ cấp.”
“Không chỉ tại Việt Nam, tại phần lớn các quốc gia khác, để nhà đầu tư nước ngoài tham gia thị trường sơ cấp là một thử thách rất khó. Tình trạng này dẫn đến sự gần như độc quyền sân chơi cho các nhà đầu tư Việt Nam. Vậy nên để trả lời câu hỏi bên nào có ưu thế hơn thì dựa trên kinh nghiệm của ASL LAW khi làm việc với khách hàng, tôi nghiêng về phía nhà đầu tư nước ngoài có lợi thế hơn ở thị trường mua bán bất động sản qua M&A tại thị trường thứ cấp.”
“Các nhà đầu tư nước ngoài tại Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc sẽ rất sẵn lòng dịch chuyển sang Việt Nam qua các giao dịch M&A. Nhận định này dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi khi nhận được rất nhiều yêu cầu mua lại một công ty Việt Nam để chính thức đặt chân đến thị trường giàu tiềm năng này.”
Tiềm năng của Việt Nam
Gần cuối chương trình, ông Hào mời các khách mời đưa ra quan điểm về xu hướng nào là đáng chú ý nhất của M&A trong thời gian tới, đồng thời nêu một kì vọng về hoạt động M&A.
Ông Khương chia sẻ: “Đối với tôi thì sự kì vọng về M&A trong thời gian tới là các doanh nghiệp Việt Nam có thể chủ động tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, công nghệ cao, năng lượng sạch.”
“Ngoài ra, với việc Tổng Thống Mỹ đã được xác định tuần vừa qua, ta có thể dự đoán khả năng về một căng thẳng thương mại sắp tới. Đây vừa là thử thách vừa là cơ hội cho Việt Nam để trở thành một ngôi sao đang lên không thể thay thế, một mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu cho các sản phẩm công nghệ cao.”
Kết thúc Talkshow với chủ đề “Nhận diện dòng vốn M&A”, ông Hào cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian tham gia chương trình, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu của mình trong lĩnh vực M&A. Ông Hào cũng trân trọng cảm ơn các vị độc giả đã theo dõi và mời họ tiếp tục tham gia tại Diễn đàn M&A Việt Nam ngày 27/11 được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Xem chi tiết toàn bộ nội dung Talkshow tại đây.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với ASL LAW để được hướng dẫn về Mua bán và Sáp nhập tại Việt Nam.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN