ASL LAW điều phối phiên thảo luận thứ hai Diễn đàn M&A Việt Nam 2023, ASL LAW điều phối Diễn đàn M&A Việt Nam 2023, điều phối viên Diễn đàn M&A Việt Nam 2023, diễn giả phiên thảo luận thứ hai Diễn đàn M&A Việt Nam 2023, chủ đề Cộng hưởng Sức Mạnh,

ASL LAW cùng các diễn giả thảo luận chủ đề Cộng Hưởng Sức Mạnh tại sự kiện M&A 2023

Trong bối cảnh các doanh nghiệp quốc tế gia tăng tiêu chuẩn chất lượng, từ chối sản phẩm, hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam vì không đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế, thị trường M&A Việt Nam cũng đối mặt với các khó khăn tương tự về quy mô, chất lượng của các thương vụ M&A. Tuy rằng số lượng các thương vụ M&A Việt Nam có sự gia tăng về số lượng trong giai đoạn qua song sự tiến bộ về chất lượng vẫn chưa được cải thiện. Nhằm đưa ra góc nhìn về vấn đề này, các diễn giả tại phiên thảo luận thứ hai “Cộng hưởng sức mạnh” đã cùng nhau đưa ra các nhận định về những vướng mắc cũng như giải pháp, hướng phát triển của thị trường M&A Việt Nam dựa trên kinh nghiệm chuyên môn được xây dựng qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực M&A tại Việt Nam và quốc tế.

Sau khi kết thúc phiên thảo luận thứ nhất, Diễn đàn M&A Việt Nam 2023 giải lao và kết nối trước khi bước vào phiên thảo luận thứ hai với chủ đề: Cộng hưởng sức mạnh.

Các nội dung chính của phiên thảo luận

Nội dung chính của phiên thảo luận thứ hai gồm:

– Vì sao M&A vẫn là kênh đầu tư được ưa chuộng trong bối cảnh khó khăn, biến động bất thường, chưa từng có tiền lệ của kinh tế toàn cầu?

– Những giá trị cộng hưởng mới nào sẽ được tạo ra từ các thương vụ M&A trong bối cảnh mới hiện nay và những yếu tố nào sẽ quyết định những giá trị cộng hưởng đó?

– Đâu là những vấn đề doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý để mỗi thương vụ M&A với đối tác quốc tế là một cuộc se duyên hạnh phúc?

– Kinh nghiệm của các doanh nghiệp có chiến lược M&A xuất sắc.

Ông Nguyễn Tiến Hoà, Luật sư cấp cao của ASL LAW dẫn dắt phiên thảo luận thứ 2

Diễn giả tham gia thảo luận

Diễn giả tham gia thảo luận bao gồm:

– Ông Nguyễn Tiến HòaLuật sư cấp cao, Công ty luật ASL LAW (Điều phối Phiên thảo luận)

– Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn TTC

– Ông Angus Liew, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Gamuda Land Việt Nam

– Ông Melvin Heng, Tổng giám đốc Tập đoàn Thomson Medical

– Ông Nguyễn Văn Thiền, Chủ tịch Tổng công ty Nước – Môi trường Bình Dương (BIWASE) – CTCP

– Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang

– Ông Trương An Dương, Giám đốc điều hành khu vực phía Bắc và Khối bất động sản nhà ở, Công ty Frasers Property Vietnam

– Ông Vũ Minh Tiến, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị VIAD Group

Diễn đàn M&A Việt Nam 2023: Cộng Hưởng Sức Mạnh

Ông Nguyễn Tiến HòaLuật sư cấp cao, Công ty luật ASL LAW đặt câu hỏi dẫn đề cho các diễn giả: M&A là phương thức đầu tư được ưa chuộng trong bối cảnh thị trường nhiều biến động. Vì sao?

Ông Melvin Heng, Tổng giám đốc Tập đoàn Thomson Medical: Nếu không nói về M&A thì có lẽ “cánh đồng xanh” bắt đầu từ con số 0. M&A là một phần trong chu kì kinh doanh, các nhà sáng lập là khởi tạo kinh doanh, các thể chế tài chính, bên chiến lược như tôi bước chân vào một công ty để xây dựng nền tảng thêm và phát triển cộng hưởng.

Bản chất M&A cần nhiều niềm tin, tâm trạng cảm xúc của nhà đầu tư, nếu họ tin môi trường đầu tư, tin vào quốc gia, tin kiến thức chuyên môn, cơ chế thì họ mới an toàn thoải mái ra quyết định đầu tư.

Ông Nguyễn Tiến Hòa: Vì sao M&A vẫn là chiến lược được lựa chọn trong bối cảnh thị trường hiện nay?

Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch Tập đoàn TTC: M&A từ cách đây 20 năm đã nhen nhóm trong nền kinh tế của chúng ta từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường.

Năm 2001, chúng tôi đã M&A thành công 2 ngân hàng là Ngân hàng TMCP Nông thôn Thạnh Thắng và Ngân hàng Đông Phương, hoạt động này là quy luật của nền kinh tế thị trường, M&A tạo ra cơ hội cho những người mua và cả người bán, vì chiến lược phát triển đều có định hướng, vấn đề là chúng ta có thị phần nào để triển khai việc mua bán này.

Ông Angus Liew, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Gamuda Land Việt Nam: Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn như các diễn giả đã chia sẻ trong phiên thảo luận thứ nhất.

Bên cạnh đó, khung pháp lý Việt Nam cũng thuận lợi khi chúng tôi có thể bán các dự án bất động sản chưa xong, trong khi điều này là không thể ở các quốc gia khác.

Gamuda Land lựa chọn M&A, lựa chọn các dự án có kết quả nhanh vì sau khi bỏ tiền vào thì 7 năm sau đã giao được nhà và giao dịch hoàn thành nên Việt Nam phù hợp với chiến lược này, đó là lý do chúng tôi bắt đầu chiến lược từ 2020. Dù năm 2020 – 2021 không dễ dàng cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng năm 2023 là năm thành công với chúng tôi khi đã hoàn tất 3 thương vụ.

Sắp tới, Việt Nam cũng sẽ rất hấp dẫn khi một vài điểm như luật mới được thông qua, hy vọng các luật mới sẽ khuyến khích các khoản đầu tư mới, nhiều người sẽ quan tâm đến thị trường này hơn.

Về các thương vụ M&A, chúng tôi muốn tham gia vào nhưng cũng có thể cung cấp các dịch vụ M&A cho các đơn vị khác.

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang: Trong suốt quá trình hoạt động 20 năm với bất động sản, thành quả M&A năm nay cũng là sự tiến bộ của các luật như Luật Doanh nghiệp, giúp Việt Nam có nền tảng pháp lý vững chắc chắc để nhà đầu tư thay vì chỉ đầu tư hoàn toàn thì có thể liên doanh, liên kết với tư duy, quản trị quốc tế.

Việt Nam đã xuất hiện các đô thị tiến bộ hơn về chất lượng, người tiêu dùng được tận hưởng nhiều hơn, đó là thành quả của hoạt động M&A mang lại cho giới đầu tư, kinh doanh…

M&A cũng là phương tiện giúp nhà đầu tư có lợi nhuận nhanh, thu hồi vốn nhanh, hoạt động được linh hoạt, thích ứng trong từng điều kiện, rổ hàng hoá cũng hấp dẫn hơn, đa dạng hơn về loại hình, sản phẩm.

Ông Trương An Dương, Giám đốc điều hành khu vực phía Bắc và Khối bất động sản nhà ở, Công ty Frasers Property Vietnam: Tôi cho rằng, Việt Nam có đầy đủ nền tảng để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Thực tế, thời gian qua chúng ta cũng nhìn thấy sự gia tăng nhu cầu bất động sản công nghiệp, nhu cầu này tăng do dòng vốn FDI đổ vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều.

Trong thời gian tới, chúng tôi tin rằng bất động sản công nghiệp sẽ vẫn phát triển tốt, các thương vụ M&A trong lĩnh vực bất động sản cũng sẽ gia tăng.

Ngoài bất động sản công nghiệp chúng tôi còn nhìn cơ hội và tiềm năng ở phân khúc bất động sản văn phòng. Hiện chúng tôi đang tham gia cả thị trường cải tạo bất động sản văn phòng. Lĩnh vực này cơ hội cũng còn rất nhiều. Theo tôi, nhu cầu M&A ở bất động sản ở các phân khúc đều rất tiềm năng trong những năm tới.

Ông Vũ Minh Tiến, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị VIAD Group: Năm 2023, chúng ta nghe nhiều về đứt gãy chuỗi cung ứng, nền kinh tế khó khăn…, nhưng qua trao đổi, tôi cho rằng, nhiều người vẫn lạc quan với sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Câu chuyện M&A là tất yếu vì sự suy thoái ngành này là cơ hội cho ngành kia, là động lực thúc đẩy cho toàn bộ nền kinh tế phát triển.

Ông Nguyễn Tiến Hòa tiếp tục đặt câu hỏi cho vòng thảo luận thứ hai: Giá trị cộng hưởng mới nào sẽ được tạo ra trong các thương vụ tới đây? Hiểu sao cho đúng về khái niệm thâu tóm, “cá lớn nuốt cá bé”?

Ông Đặng Tất Thành, chủ tịch TTC group đã có những chia sẻ hết sức thiết thực về M&A

Ông Đặng Văn Thành: Khi có cơ hội tốt, mà không chuyển hết thì nên liên doanh liên kết, phải hiểu 36 – 49 – 51 – 65%, đó là đối vốn, họ vào thì họ phải có trách nhiệm với mình, mình phải có lựa chọn nào, không thể tuỳ tiện nữa. Nếu không rõ thì chúng ta có thể tìm đến các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Thiền: Tôi đồng tình với anh Thành. “Cá lớn nuốt cá bé” là góc nhìn chưa tích cực, nhưng góc độ khác là tích cực, hình ảnh “chung tay” kéo lên một đồng nghiệp đang khó khăn, đang bờ vực sụp đổ, họ yếu đuối rồi, mình dìu họ đi mạnh mẽ hơn. Sau đó, doanh nghiệp hồi phục, phát triển, mình tham gia vốn và quản trị, cũng là giúp cho các bên giữ được tài sản tại doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Tiến Hòa: Với người sáng lập TTC và ghi dấu nhiều thương vụ M&A thành công, tạo ra năng lực cạnh tranh cho ngành mía đường Việt Nam, ông có thể chia sẻ thế mạnh của TTC?

Ông Đặng Văn Thành: Với chiến lược, chúng tôi luôn đặt khát vọng và chúng tôi rất quan tâm đến M&A. Năm 2010, tinh thần doanh nhân rất cao, 16 năm gầy dựng nhà máy thấy được trách nhiệm với nông dân, thị trường thì chúng ta sẵn sàng tiếp nhận 2 nhà máy. Với tinh thần trách nhiệm như vậy, nông nghiệp vẫn là phải phát triển, có liên quan đến nhiều vấn đề.

Ông Nguyễn Tiến Hoà: Tác động sự cộng hưởng M&A, sự lớn mạnh doanh nghiệp sẽ diễn ra như thế nào?

Bà Lưu Thị Thanh Mẫu: Mục tiêu tiến bộ nhất của M&A là người bán thắng mà người mua cũng phải thắng, người mua có trách nhiệm và người nhận cũng có phải trách nhiệm. Trong vai trò quyết định deal, khó nhất của nhà lãnh đạo là từ chối đúng lúc, từ chối hoàn cảnh, nên chọn thời điểm phù hợp nhất.

Về quan hệ xã hội của chúng ta, với dân số lớn, bất động sản phát triển tốc độ nhanh nên sự phát triển của luật chưa theo kịp với phát triển đó, nhưng đến nay đã được điều chỉnh phù hợp, đó là sự cộng hưởng.

Tại vòng cuối của phiên thảo luận thứ hai, ông Nguyễn Tiến Hòa đặt câu hỏi: Chung tay cùng thịnh vượng – slogan ấn tượng năm nay, ông Angus Liew có suy nghĩ gì về chủ đề này. Doanh nghiệp Việt Nam nên lưu tâm vấn đề gì để đảm bảo hợp tác và giao dịch các deal M&A?

Ông Angus Liew: Chúng tôi là bên thụ hưởng nhờ M&A. Chúng tôi thâm nhập vào thị trường bằng cách bắt tay cùng các đối tác địa phương như Nam Long, TTC…

Để làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, thì ta cần kiên nhẫn và nhiều thời gian để họ hiểu hệ thống thuế, luật lệ, văn hóa Việt Nam…. Dĩ nhiên, cũng có deal xong trong 2 tháng, nhờ kinh nghiệm, chúng tôi loại đi các kỳ vọng ngay từ đầu thì sẽ dễ làm deal hơn. Trong quá trình làm, thường hay phát sinh thêm các yêu cầu, các bên phải hỏi về trụ sở chính – làm mất thời gian, nên từ đầu nên chia sẻ hết với nhau để tiết kiệm thời gian các bên.

Ông Nguyễn Tiến Hoà: Kinh nghiệm thực tiễn, đâu là những điều doanh nghiệp phải lưu ý khi M&A?

Ông Đặng Văn Thành: Sau tiếp nhận một doanh nghiệp khác, nếu không thể hài hòa được sẽ rất khó, nhất là vấn đề văn hóa doanh nghiệp. Trong đó, về vấn đề lao động, sau tiếp nhận chúng tôi sẽ có một đội ngũ “cán bộ khung” cốt cán của TTC xuống đào tạo lại, lưu dụng người lao động; đánh giá, phân loại, xếp loại, giao thêm nhiệm vụ hoặc giảm bớt công việc… nhằm tạo mọi điều kiện để người lao động ở đơn vị mới có thể hội nhập vào TTC một cách tốt nhất.

Ông Nguyễn Văn Thiền: Tôi nhất trí với anh Thành. Nhân sự, sau khi hoàn thành M&A, thì cải thiện quản trị, còn nhân sự, trước khi chuyển giao là dấu hiệu sa sút, có thể chưa vui cho nhân viên, nên khi tiếp quản, thay đổi cung cách phục vụ, cải thiện được công ăn việc làm của họ – là niềm vui khôn tả cho họ, họ sẽ cống hiến hết mình. Đó là trường hợp của tôi, tôi còn rà lại bảng lương, thấp quá thì tôi sẽ nâng lên, phải cải thiện được đời sống – từ đó mới cải thiện được năng suất lao động.

Tổng kết

Phiên thảo luận thứ hai đã kết thúc thành công với sự điều phối của Luật sư Nguyễn Tiến Hòa, Luật sư cấp cao Công ty luật ASL LAW.

Luật sư Nguyễn Tiến Hòa cảm ơn các diễn giả đã nhiệt tình tham gia phiên thảo luận, chia sẻ cởi mở về các góc nhìn đa chiều liên quan đến M&A tại Việt Nam và quốc tế, từ tầm nhìn vĩ mô đến những yếu tố vi mô nhỏ nhặt nhưng hết sức quan trọng, góp phần tạo nên sự thành công hay thất bại của một thương vụ M&A.

Kết thúc phiên thảo luận, Ông Lê Trọng Minh (ngoài cùng bên phải), Tổng Biên tập Báo Đầu tư, Trưởng Ban tổ chức Diễn đàn M&A Việt Nam 2023 tặng kỷ niệm chương cám ơn nhà điều phối và các diễn giả tham gia phiên thảo luận.

Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2023, ASL LAW được vinh danh là một trong những Nhà tư vấn M&A tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn 2009-2023.

Liên hệ với ASL LAW để được hướng dẫn về Mua bán và Sáp nhập tại Việt Nam.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW***
Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại

Contact Me on Zalo
+84982682122
WhatsApp chat