Thương mại công bằng là gì?, Điểm đặc biệt của thương mại công bằng, Thủ tục đăng ký giấy chứng nhận thương mại công bằng, Thương mại công bằng ở Việt Nam, Các nguyên tắc thương mại công bằng

ASL LAW chia sẻ về Fair Trade với công ty GS Global

Trong thời đại hội nhập, tầm quan trọng của chứng nhận thương mại công bằng đang ngày càng được chứng minh với việc chúng chính là chìa khóa giúp những mặt hàng quan trọng của Việt Nam có thể tiếp cận đến thị trường thế giới. Theo đó, Luật sư Phạm Duy Khương – giám đốc ASL LAW đã chia sẻ với công ty GS Global những thông tin quan trọng nhất về thương mại công bằng, lợi ích của thương mại công bằng cũng như hệ thống đăng ký chứng nhận thương mại công bằng tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Thương mại công bằng là gì?

Luật sư Phạm Duy Khương chia sẻ về khái niệm thương mại công bằng.

Theo hiệp hội thương mại công bằng FINE, thương mại công bằng là quan hệ đối tác thương mại dựa trên nền tảng đối thoại, minh bạch và tôn trọng, nhằm hướng đến sự công bằng trong quan hệ thương mại quốc tế. Thương mại công bằng đóng góp vào sự phát triển bền vững bằng cách cung cấp các điều kiện thương mại tốt hơn và đảm bảo quyền lợi của những nhà sản xuất cũng như lao động gặp khó khăn, đặc biệt là những người ở vùng sâu, vùng xa.

Theo đó, thương mại công bằng có thể giải quyết một số vấn đề nổi bật như:

• Lao động trẻ em;
• Biến đổi khí hậu;
• Mức sống;
• Quyền con người,
• Lao động cưỡng bức;
• Môi trường;
• Bình đẳng giới;

Điểm đặc biệt của thương mại công bằng

Những điểm đặc biệt của thương mại công bằng dưới góc nhìn của luật sư Phạm Duy Khương

Về mối quan hệ hợp tác, các doanh nghiệp thương mại công bằng sẽ sở hữu mối quan hệ thương mại lâu dài và trực tiếp với các nhà sản xuất cung cấp nguyên liệu cho họ. Theo đó, các doanh nghiệp có thể thương lượng giá cả hợp lý cho sản phẩm thông qua thỏa thuận chung với các nhà sản xuất để đáp ứng yêu cầu về giá thị trường và đảm bảo “giá sàn” tối thiểu. Giá sàn bao gồm chi phí sản xuất bền vững cộng với lợi nhuận tương đối, giúp bảo vệ các nhà sản xuất khi giá thị trường biến động và giảm xuống thấp hơn chi phí sản xuất.

Với những nhà phân phối thương mại công bằng, hệ thống phân phối của họ sẽ phải tuân thủ theo những nguyên tắc về thương mại công bằng.

Các nguyên tắc thương mại công bằng

  • Nguyên tắc 1: Tạo cơ hội cho những nhà sản xuất nhỏ gặp khó khăn
  • Nguyên tắc 2: Đảm bảo minh bạch và trách nhiệm giải trình
  • Nguyên tắc 3: Thực hiện Thương mại Công bằng
  • Nguyên tắc 4: Trả mức giá công bằng
  • Nguyên tắc 5: Không sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức
  • Nguyên tắc 6: Không phân biệt đối xử, đảm bảo bình đẳng giới và tự do trong hiệp hội
  • Nguyên tắc 7: Đảm bảo điều kiện làm việc tốt
  • Nguyên tắc 8: Xây dựng năng lực
  • Nguyên tắc 9: Thúc đẩy thương mại công bằng
  • Nguyên tắc 10: Bảo vệ môi trường

Lợi ích của thương mại công bằng

Những lợi ích của thương mại công bằng theo chia sẻ của luật sư Phạm Duy Khương.

lợi ích cho nhà sản xuất nhỏ, nông dân

Với thương mại công bằng, nông dân, nhà sản xuất sẽ được trao nhiều quyền lợi hơn. Bên cạnh mức giá sản phẩm được đảm bảo, các nhà sản xuất còn nhận được một khoản phí ưu đãi. Giá tối thiểu sẽ bao gồm chi phí sản xuất bền vững trong khi phí ưu đãi có thể được sử dụng để cải thiện phúc lợi của người sản xuất và người lao động.

Ngoài ra, điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh tại các nước đang phát triển vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Do đó, các tổ chức thương mại công bằng đang chú ý đến các điều kiện và tìm cách nâng cao nhận thức của người lao động để cải thiện thực trạng trên.

Thương mại công bằng cũng khuyến khích nông dân hợp tác với nhau để hình thành các cộng đồng và hợp tác xã lớn mạnh hơn, có sức mua lớn hơn, nông dân cũng sẽ có điều kiện học hỏi để tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn. Thu nhập phụ từ ưu đãi thương mại công bằng cũng có thể được cộng đồng sử dụng để phát triển các kỹ thuật canh tác tốt hơn, hiệu quả hơn và tăng quy mô sản xuất và giá trị sản lượng.

Lợi ích cho doanh nghiệp

Thương mại công bằng là khái niệm phổ biến và được người tiêu dùng tin tưởng trên toàn thế giới. Theo nghiên cứu của GlobeScan năm 2015, nhãn hiệu thương mại công bằng sẽ giúp doanh nghiệp có được cái nhìn tích cực hơn từ 8/10 khách hàng.

Bên cạnh đó, thương mại công bằng cũng đưa ra các phương pháp tiếp cận khác nhau cho phép các doanh nghiệp duy trì chuỗi cung ứng của mình theo cách minh bạch.

Ngoài ra, thương mại công bằng sẽ thúc đẩy các mối quan hệ đối tác thương mại lâu dài và trao quyền lợi cho các nhà sản xuất thông qua quá trình đào tạo và hỗ trợ để tăng chất lượng sản phẩm và khả năng đáp ứng với xu hướng thị trường.

Hơn nữa, thương mại công bằng cung cấp các công cụ để các doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề bóc lột sức lao động và khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bóc lột nông dân hay người lao động để tạo ra sản phẩm với mức giá rẻ và thu về mức lợi nhuận cao chắc chắn không phải là phương pháp kinh doanh bền vững.

Lợi ích cho môi trường

Các nhà sản xuất thương mại công bằng được khuyến khích sử dụng tối đa nguồn nguyên liệu thô tại địa phương, giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, duy trì độ phì nhiêu của đất, sử dụng hợp lý tài nguyên nước, giảm thiểu chất thải, không sử dụng thực phẩm biến đổi Gen, bao bì sản phẩm thường được làm từ vật liệu tái chế hoặc dễ phân hủy, và hàng hóa sẽ được ưu tiên vận chuyển bằng đường biển. Những hoạt động này chắc chắn sẽ đem lại lợi ích đáng kể cho môi trường.

Lợi ích cho xã hội

Có một số lượng lớn lao động là trẻ em và trẻ vị thành niên làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều người trong số đó không được đi học, không được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và hơn một nửa trong số đó phải làm việc với điều kiện tồi tệ nhất (như điều kiện làm việc độc hại hay phải chịu cưỡng bức). Rất khó để xác định những hành vi sử dụng lao động trẻ em vì chúng thường bị giấu kín, điều này cho thấy số lượng trẻ em phải lao động thực tế có thể cao hơn nhiều.

Ngoài ra, hệ thống thương mại công bằng cũng đảm bảo rằng phụ nữ luôn được trả công đầy đủ cho những đóng góp của họ trong quá trình sản xuất và đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có thể tiếp cận việc làm, bất kể giới tính hay tôn giáo của họ.

Hơn nữa, các nhà sản xuất tại các nước đang phát triển thường thiếu các kỹ năng quản lý quan trọng để có thể tự cung tự cấp và ít phụ thuộc hơn vào hệ thống thương mại phức tạp trên thế giới. Trong hệ thống thương mại công bằng, nhà sản xuất sẽ có thể học cách quản lý công việc, nâng cao năng lực sản xuất và có thêm hiểu biết về thị trường.

Thương mại công bằng ở Việt Nam

Tại Việt Nam, CUDLIEMNONG – hợp tác xã nông dân/nhà sản xuất ở khu vực Tây Nguyên của Việt Nam gồm 5 tỉnh; Lâm Đồng, Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum. Các loại cây trồng chính ở khu vực này là cà phê hồ tiêu và cao su. Hợp tác xã CUDLIEMNONG đã nhận được Chứng nhận Thương mại công bằng vào năm 2009 và hiện có 84 thành viên.

Các doanh nghiệp và hợp tác xã được chứng nhận Thương mại công bằng tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và thủ công nghiệp, trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu là các phân ngành cà phê, ca cao, các loại hạt, rau quả, thảo mộc, chè và ca cao. Tại thời điểm năm 2018, có 52 doanh nghiệp TMCB tại Việt Nam, trong đó ngành cà phê chiếm nhiều nhất (16 đơn vị), tiếp theo là thủ công mỹ nghệ (9 đơn vị), đậu (8 đơn vị). Theo các tổ chức quốc tế về dán nhãn Thương Mại Công Bằng – FLO có 42 đơn vị được chứng nhận trong khi WFTO có 10.

Thủ tục đăng ký chứng nhận thương mại công bằng qua FLO

Bước 1: Nộp đơn

Doanh nghiệp sẽ truy cập vào trang web Flocert.net để gửi đơn đăng ký trực tuyến. Sau đó, doanh nghiệp sẽ được cấp ID ứng dụng và Gói đăng ký. Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ phải trả một khoản phí đăng ký không hoàn lại. Cuối cùng, sau khi nhận được bảng câu hỏi đăng ký đã hoàn chỉnh và có chữ ký cũng như xác nhận thanh toán phí đăng ký, doanh nghiệp sẽ được cấp một ID FLO vĩnh viễn.

Bước 2: Kiểm toán

Doanh nghiệp sẽ được sắp xếp một cuộc hẹn với kiểm toán viên từ Flocert. Kiểm toán viên sẽ thực hiện đánh giá tại chỗ để kiểm tra cơ sở vật chất và thủ tục giấy tờ của doanh nghiệp; cũng như nói chuyện với nhân viên và thành viên của công ty.

Bước 3: Phân tích và chứng nhận

Kiểm toán viên của Flocert sẽ xem xét báo cáo kiểm toán và đánh giá xem doanh nghiệp có đáp ứng các tiêu chuẩn thương mại công bằng hay không.

Doanh nghiệp sẽ nhận được hướng dẫn sửa đổi từ kiểm toán viên trong suốt quá trình kiểm toán nếu có bất kỳ điều gì chưa tuân thủ các tiêu chuẩn về thương mại công bằng.

Thủ tục đăng ký chứng nhận thương mại công bằng qua WFTO

Bước 1: Đăng ký thành viên

Doanh nghiệp có thể đăng ký trên biểu mẫu trực tuyến trên trang web của Tổ chức Thương mại Công bằng Thế giới WFTO.
Một tổ chức muốn đăng ký phải có khả năng chứng minh:
• cam kết thực hiện các Nguyên tắc Thương mại Công bằng và Quy tắc Thực hiện của WFTO;
• cam kết giúp đỡ các nhóm yếu thế và coi đây là một trong những sứ mệnh chính của tổ chức;
• hoạt động kinh tế hợp lý và có ít nhất một bộ tài khoản tài chính; và
• thực hành bền vững trong quy trình sản xuất/chuỗi cung ứng của họ.

Bước 2: Báo cáo Tự đánh giá

Báo cáo Tự đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp kiểm tra xem cách làm việc của họ có phù hợp với nguyên tắc Thương mại Công bằng của WFTO hay không. Phải hoàn thiện báo cáo trong vòng 01 năm kể từ khi trở thành thành viên WFTO.

Bước 3: Kiểm toán giám sát

Kiểm toán viên của Hệ thống Đảm bảo sẽ xem xét báo cáo Tự đánh giá của doanh nghiệp và thông tin liên quan. Họ cũng sẽ đến kiểm tra các nhà cung cấp quan trọng của doanh nghiệp để thẩm định điều kiện và nguyên tắc thương mại công bằng. Sau đó, WFTO sẽ xem xét báo cáo kiểm toán.

Chứng nhận thương mại công bằng sẽ giúp hàng hóa của Việt Nam dễ dàng tiếp cận dến các thị trường khó tính như EU, Mỹ và cũng là cơ hội để một số nhóm hàng tiếp cận thị trường EU dễ dàng hơn với Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA).

Theo đó, Việt Nam cần xây dựng hệ thống chứng nhận thương mại công bằng như một cách tiếp cận nhanh nhất để phát triển bền vững các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam.

Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về luật doanh nghiệp, luật lao động, luật sở hữu trí tuệ, luật bất động sản.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

    Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
    Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
    Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
    Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
    Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
    Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
    Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
    Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
    Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
    Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
    Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
    Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
    Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
    Công ty luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
    ***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW***
    Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
    Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
    Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
    Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
    Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
    Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
    Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
    Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại

    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat