Thử thách chặn bán hàng giả trên trên Facebook, Youtube và mạng xã hội tại Việt Nam

Các đối tượng báng hàng giả trên mạng áp dụng nhiều biện pháp để qua mặt cơ quan chức năng nhà nước, do đó khiến cho việc ngăn chặn hàng giả bán trên Facebook, Youtube hay các trang mạng xã hội hết sức khó khăn.

Gần đây, tại Việt Nam vấn nạn gian lận thương mại đang “bùng nổ” trên các sàn, website thương mại điện tử hay mạng xã hội. Việc này cũng được phản ánh trong cuộc họp về chống hàng gian lận xuất xứ, hàng giả trên kênh online ngày 23/8. Buôn bán hàng giả, hàng cấm, nhập lậu trên các trang thương mại điện tử, mạng xã hội (Facebook, Youtube…) diễn ra phổ biến, công khai đã ảnh hưởng nghiêm trọng và đe doạ xã hội, niềm tin người tiêu dung.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, các website thương mại phát triển bùng nổ trong 7 năm qua, từ 763 website năm 2013 tăng lên 10.000 trang web vào năm 2016. Quy mô thị trường thương mại điện tử cũng tăng lên nhanh chóng, từ 5 tỷ USD năm 2016, tăng lên 8 tỷ USD sau đó 2 năm. Hiện thương mại điện tử chiếm khoảng 5% tổng mức bán lẻ hàng hoá (Nguồn: vnexpress).

Cùng với quy mô thị trường gia tăng thì các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng nhái cũng bùng nổ theo. Đến hết 2018, tổng số sản phẩm vi phạm đã gỡ bỏ trên các sàn thương mại điện tử là 35.943 và hơn 3000 tài khoản trên các sản đã bị khoá (Nguồn: vnexpress).

Thử thách chặn bán hàng giả trên trên Facebook, Youtube và mạng xã hội tại Việt Nam - ASL LAW
Thử thách chặn bán hàng giả trên trên Facebook, Youtube và mạng xã hội tại Việt Nam – ASL LAW

Các bên bán hàng nhập lậu, hàng giả trên kênh online thường có những biện pháp lừa người mua hàng. Ví dụ như khi đăng hình ảnh trên kênh online thì dùng hàng thật, chính hãng để người mua tin tưởng. Tuy nhiên, khi giao hàng thì lại là hàng giả, hàng xâm phạm về sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, các đối tượng bán hàng thường sử dụng một địa chỉ để giao dịch nhưng lại tập kết hàng hoá tại nhiều địa điểm khác nhau hoặc kết hợp vừa làm nơi giao dịch hàng hoá, vừa làm nơi ở, cất giấu hàng hoá.

Ví dụ: Có những trang bán hàng online thường nằm trong các khu chung cư và muốn lên được căn hộ kiểm tra phải có giấy tờ của cấp có thẩm quyền, gây trở ngại cho quá trình kiểm tra của cơ quan chức năng khi tiến hành điều trả hoặc xử lý xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ.

Ngoài ra, việc kiểm tra, xử lý phải có dấu hiệu, chứng cứ vi phạm cụ thể, trong khi 100% giao dịch trên mạng thường không có hoá đơn chứng từ. Việc lần ra đầu mối cung cấp hàng lậu, vì thế càng khó.

Mặc dù các kênh thương mại điện tử có áp dụng các chính sách, biện pháp kỹ thuật để phát hiện hàng giả. Tuy nhiên, các đối tượng bán hàng giả cũng nắm được điều này và tìm cách vượt qua rào cản kỹ thuật này.

Một khó khăn khác nữa mà cơ quan chức năng gặp phải khi tiến hành xử lý hàng giả, hàng xâm phạm về sở hữu tí tuệ trên các trang thương mại điện tử đó là các trang web bán hàng giả thường mua tên miền, thuê host nằm ngoài lãnh thổ Việt Nam, hoặc chỉ lập fanpage để chạy quảng cáo. Thông tin của các đối tượng cũng khó xác định.

Ngoài yếu tố khách quan nêu trên trong việc xử lý hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm về sở hữu trí tuệ trên trang thương mại điện tử thì cũng một phần lý do đến từ năng lực của cơ quan chức năng. Cụ thể trong trường hợp này là năng lực kỹ thuật của cơ quan chức năng phụ trác vấn đề này còn yếu, thiếu biện pháp toàn diện để xác định hành vi xâm phạm cũng như truy lùng ra nguồn gốc bán hàng giả.

Để khắc phục được một phần vấn đề nêu trên, các chuyên gia cho rằng cần phải sửa các quy định pháp luật để ràng buộc trách nhiệm của chủ các sàn thương mại điện tử. Đây là những vấn đề đã được quy định rất chặt chẽ trong hiệp định CPTPP và EVFTA. Vì vậy, dù muốn hay không thì trong thời gian tới các sàn thương mại sẽ phải trang bị, nâng cấp cơ sở để chủ động phát hiện ra hàng giả, hàng xâm phạm về sở hữu trí tuệ.

Tại cuộc họp về chống hàng gian lận xuất xứ, hàng giả trên kênh online bộ trưởng Bộ Công Thương đề cấp đến trường hợp của Lazada như một ví dụ:  “Việc Lazada đưa ra chính sách không cho kiểm tra khi nhận hàng có vi phạm quyền lợi người tiêu dùng hay không, như vậy có phải là dung dưỡng cho hàng giả, hàng nhái hoành hành không? Vì sao cơ quan chức năng chưa xem xét, báo cáo cụ thể”.

Ngoài ra, liên quan tới bán hàng online trên Facebook, Youtube, bộ trưởng Tuấn Anh đề nghị các đơn vị chủ động làm việc với Bộ Thông tin & truyền thông, Bộ Công an và chính doanh nghiệp, để thốnhg nhất cơ chế quản lý.

Ông lưu ý các cơ quan liên quan trong thời gian tới: “Quy định pháp luật với thương mại điện tử tới đây phải đảm bảo vai trò quản lý gắn với truy suất giao dịch trên sàn thương mại điện tử, ràng buộc trách nhiệm của chủ sàn với các giao dịch, thanh toán.

Công ty luật ASL LAW hỗ trợ các bên xử lý xâm phạm về sở hữu trí tuệ. Vui lòng liên hệ với ASL LAW để được tư vấn và hỗ trợ.

    LIÊN HỆ

    Thông tin liên hệ

    Đặt câu hỏi


    Lưu ý: Quý khách vui lòng điền đẩy đủ thông tin vào ô có (*)

    Contact Me on Zalo
    +84982682122
    WhatsApp chat