Chính sách về trợ cấp thất nghiệp tại Việt Nam hiện đang có nhiều lỗ hổng, không phù hợp với sự thay đổi của xã hội và không đảm bảo được quyền lợi cho người lao động trải qua khoảng thời gian khó khăn trong cuộc sống. Chính vì vậy mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam mới đây đã đưa ra một số đề xuất sửa đổi quy định về trợ cấp thất nghiệp tại Việt Nam.
Trong đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị tăng mức trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% và không giới hạn thời gian nhận trợ cấp tối đa là 12 tháng, mà căn cứ theo thời gian đóng bảo hiểm.
Hiện nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang đề xuất quy định về trợ cấp thất nghiệp trong dự thảo Luật Việc làm sửa đổi với mức hưởng hàng tháng bằng 60% bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi lao động thôi việc, tối đa không quá 5 lần lương tối thiểu vùng và thời gian hưởng tối đa là 12 tháng.
Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị nâng mức này lên 75% cho mỗi năm người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Tổng Liên đoàn cũng đề nghị không giới hạn thời gian nhận trợ cấp tối đa là 12 tháng, mà thay vào đó, thời gian hưởng trợ cấp sẽ tương ứng với thời gian đóng bảo hiểm. Đề xuất này được đa phần người lao động tán thành khi quy định về mức hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp đã gây ra nhiều khó khăn cho người lao động.
Trước đây, phần lớn người lao động không nắm rõ được quy định về mức hưởng tối đa 12 tháng nên họ không lập kế hoạch cụ thể để bảo vệ tối đa lợi ích của mình. Nhiều người lao động làm việc hàng chục năm liên tiếp không nghỉ, nghĩ rằng họ sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp với mức hưởng mỗi tháng tương đương với một năm tham gia mà không có hạn chế tối đa 12 tháng hưởng.
Việc này gây bức xúc không nhỏ trong xã hội thời gian qua vì điều này nghĩa rằng người lao động làm việc liên tiếp 40 năm rồi nghỉ hưởng trợ cấp và người lao động làm việc 12 năm rồi nghỉ hưởng trợ cấp không có sự khác biệt về khoảng thời gian được hưởng.
Người lao động làm việc 12 năm rồi nghỉ hưởng trợ cấp thậm chí có thể hưởng thêm 2 lần nữa, mỗi lần 12 năm khi họ lên kế hoạch làm 12 năm rồi nghỉ trọn 1 năm để hưởng trợ cấp.
Các kế hoạch như này gây nên bất ổn, xáo động trong lực lượng lao động và gia tăng tỉ lệ người lao động có thể rút bảo hiểm xã hội một lần khi họ đánh mất niềm tin vào sự minh bạch của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tại Việt Nam.
Ngoài tranh cãi về mức hưởng và giới hạn thời gian hưởng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng có đề nghị xem xét lại việc người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc bị sa thải vì điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp tạo sức ép dẫn đến người lao động chủ động nghỉ hoặc sa thải họ không chính đáng, không theo luật. Người lao động đã mất nguồn thu nhưng lại không được hỗ trợ trợ cấp thất nghiệp là không hợp lí, đồng nghĩa rằng thời gian họ đã đóng bảo hiểm thất nghiệp không được công nhận với mức đóng 1% tiền lương hàng tháng và 1% từ người sử dụng lao động.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal. xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được tư vấn Luật về Lao động và Việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN