vướng mắc khó giải trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam, vướng mắc khó giải trong hệ thống bảo hiểm xã hội, vướng mắc trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam, hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam,

Vướng mắc khó giải trong hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam

Hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam là hệ thống được xây dựng với mục đích cung cấp hỗ trợ cho các thành viên của xã hội trong trường hợp họ gặp phải các rủi ro, sự cố tất yếu như bệnh tật, tai nạn, tuổi già, thất nghiệp,… Tuy nhiên, sau hơn 30 năm hoạt động, hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện hành đang trên ngưỡng sụp đổ, vỡ quỹ, nguyên nhân chủ yếu đến từ việc người lao động ngày càng mất niềm tin vào hệ thống.

Vậy, tại sao hệ thống bảo hiểm xã hội lại mất đi sự tin tưởng của người lao động khi đã từng là một trong những hệ thống hiệu quả, toàn diện nhất Việt Nam được điều hành và giám sát bởi Nhà nước?

Trong bài viết sau, ASL LAW sẽ phân tích nguyên nhân tạo nên sự suy thoái của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam, bắt nguồn từ quy định về chế độ bảo hiểm xã hội một lần, khả năng cho phép người lao động được quyền rút sự tham gia khỏi hệ thống bảo hiểm xã hội.

Nguồn gốc chế độ bảo hiểm xã hội Việt Nam

Khái niệm về chế độ bảo hiểm xã hội Việt Nam cho toàn thể khối lao động đã xuất hiện hơn 30 năm, kể từ đầu những năm 1990s. Tại thời điểm đó, Chính phủ đã thí điểm nhiều chế độ bảo hiểm xã hội cho khối lao động thuộc doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên quy mô thành phố, nhằm đạt mục tiêu không chỉ lao động làm việc cho Nhà nước được hưởng quyền lợi hưu trí mà cần được áp dụng cho toàn dân.

Các thành phố được thí điểm tại Việt Nam gồm Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh đạt được nhiều kết quả khả quan, nổi bật với việc đề xuất Sổ Bảo hiểm tuổi già như một công cụ đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Sổ Bảo hiểm tuổi già ghi lại chi tiết quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động, được tách thành hai bản, một bản lưu trữ bởi người lao động và một bản do Cơ quan Bảo hiểm xã hội lưu trữ. Qua đó, nếu có vấn đề nảy sinh như việc Cơ quan Bảo hiểm xã hội lỗi hệ thống lưu trữ, từ chối chi trả quyền lợi cho người lao động, họ sẽ có bằng chứng về quá trình đóng để bảo vệ quyền lợi của mình.

Tuy nhiên, sau thời gian thí điểm, mô hình Sổ Bảo hiểm tuổi già tại thành phố Hồ Chí Minh không được thông qua, đưa vào Nghị định số 43-CP năm 1993 (“Nghị định số 43”) quy định tạm thời chế độ bảo hiểm xã hội.

Chính vì không có quy định bắt buộc nên việc áp dụng chế độ cung cấp sổ Bảo hiểm tuổi già hay sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động không được triển khai toàn quốc, để lại nhiều hệ quả đáng lo ngại. Sổ bảo hiểm xã hội hay trong khối Nhà nước là hồ sơ cá nhân chính là phương tiện cung cấp sự đảm bảo về mặt pháp lý và tâm lý cho người lao động.

Khi không có giấy tờ chứng minh mình đã tham gia bảo hiểm xã hội, đóng bảo hiểm hàng tháng để nhận được hỗ trợ trong quãng thời gian lao động và sự đảm bảo về tài chính qua chế độ lương hưu khi đã hết thời gian lao động, một số lượng lớn người lao động Việt Nam trong thời điểm năm 1993-1994 (quãng thời gian bắt đầu thí điểm áp dụng các quy định tại Nghị định số 43) đã nghỉ việc, yêu cầu đòi lại phần đã đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội vì lo không nhận được lương hưu khi về già.

Đây chính là hình thức sơ khai của chế độ bảo hiểm xã hội một lần, khi người lao động yêu cầu rút khỏi quỹ bảo hiểm xã hội và nhận lại một phần hoặc toàn phần số tiền đã đóng vào quỹ trong những năm tháng lao động.

Để giải quyết các vấn đề chưa được quy định hoặc mâu thuẫn trong Nghị định số 43, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã gấp rút soạn thảo, ban hành Bộ luật Lao động 1994 số 35-L/CTN (“Bộ luật Lao động 1994”) trong đó có quy định về việc áp dụng chế độ cấp sổ bảo hiểm xã hội và quy định đầu tiên về chế độ hưởng trợ cấp một lần quy định tại khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động 1994.

Điều khoản “3- Người lao động không đủ Điều kiện hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì được hưởng trợ cấp một lần.” chính là quy định cơ bản về chế độ bảo hiểm xã hội một lần và là nguyên nhân chính tạo nên sự mất ổn định, mất cân bằng, khả năng vỡ quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện nay.

Khó khăn trong việc tìm điểm cân bằng giữa chế độ lương hưu và chế độ bảo hiểm xã hội một lần tại Việt Nam

Nhìn lại hơn 30 năm phát triển của chế độ bảo hiểm xã hội Việt Nam, nhiều chuyên gia đã chỉ ra rằng nguyên nhân chính tạo nên điễm nghẽn khó giải của chế độ bảo hiểm xã hội hiện nay đến từ việc cho phép người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần tại Bộ luật Lao động đầu tiên của Việt Nam.

Vì không lường trước được hậu quả, hệ quả mà hai dòng quy định này tạo nên đã dẫn đến cuộc chiến kéo dài hơn 30 năm nhằm xóa bỏ quy định này giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam, cùng các cơ quan có thẩm quyền với khối lao động Việt Nam.

Khi người lao động được quyền lựa chọn việc có thể rút khỏi quỹ bảo hiểm xã hội để đổi lại một khoản tiền lớn thì việc đó sẽ góp phần thúc đẩy họ lựa chọn phương án rút một lần mà tạm không tính toán đến các hậu quả họ phải đối mặt sau vài chục năm nữa, khi họ đã hết tuổi lao động.

Đối với một vài trường hợp, việc rút bảo hiểm xã hội một lần cung cấp cho người lao động một khoản tiền thiết yếu để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống của họ, như chi trả viện phí, tiền mua nhà, chuyển sang nước ngoài sinh sống và làm việc,… Đó cũng chính là lí do những nhà lập pháp đã đưa điều khoản cho phép người lao động được rút một lần mà không có điều kiện hạn chế trong Bộ luật Lao động 1994.

Tuy nhiên, hiện nay, phần lớn trường hợp rút bảo hiểm xã hội một lần đều không vì các lí do chính đáng. Lí do người lao động rút bảo hiểm xã hội chủ yếu hiện nay đến từ việc họ không còn tin tưởng vào tính toàn vẹn của quỹ, tâm lí đám đông dẫn đến việc họ rút tiền khỏi quỹ bảo hiểm để thực hiện các công việc khác không thật sự thiết yếu.

Quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập với mục đích chính yếu nhất là đảm bảo tất cả người dân tham gia vào thị trường lao động Việt Nam đều sẽ có khoản lương hưu để chi trả cuộc sống, nhưng với sự ban hành của quy định cho phép rút bảo hiểm xã hội một lần, người lao động Việt Nam đã nhìn việc tham gia vào quỹ với hai mục đích chính: Lĩnh lương hưu – an sinh xã hội khi về già hoặc Tiết kiệm đầu tư – Xem xét quỹ như một khoản đầu tư bắt buộc khi họ làm việc và có thể rút khỏi quỹ khi cần thiết hoặc khi khoản đầu tư đã mang lại kết quả.

Chính vì tâm lí được thiết lập như vậy kể từ khi chế độ bảo hiểm xã hội một lần được quy định mà người lao động sẽ phản ứng đặc biệt mãnh liệt nếu như họ cảm thấy quyền lợi của mình bị chèn ép, xóa bỏ từ phía cơ quan có thẩm quyền.

Tiêu biểu, ngày 26 tháng 01 năm 1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 12-CP (“Nghị định số 12”) hướng dẫn thi hành các chế độ bảo hiểm xã hội, bao gồm chế độ bảo hiểm xã hội một lần, quy định tại Điều 28 Nghị định số 12. Qua đó, kể từ ngày Nghị định số 12 có hiệu lực thi hành, người lao động đã có thể rút bảo hiểm xã hội một lần.

Trong khoảng thời gian gần 10 năm kể từ khi có quy định về chế độ bảo hiểm xã hội một lần, tỉ lệ người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần tại Việt Nam rất thấp. Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, năm 2002, số người rút bảo hiểm xã hội một lần là 143.430 người trong khi số người lao động mới tham gia bảo hiểm xã hội trong năm 2002 là 769.000 người, gấp 5,36 lần tổng số người rút bảo hiểm một lần.

Tuy nhiên, đến năm 2003, tỉ lệ này đã giảm xuống 4.92 và tiếp tục suy giảm đến hiện tại. Nguyên nhân cho tình trạng này đến từ việc ngày 09 tháng 01 năm 2003, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP (“Nghị định số 01”) hạn chế các trường hợp được rút bảo hiểm xã hội một lần.

Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 01 sửa đổi, bổ sung Điều 28 Nghị định số 12 về chế độ hưởng trợ cấp một lần, quy định người lao động chỉ được rút bảo hiểm xã hội một lần trong ba trường hợp thay vì không có hạn chế như quy định tại Nghị định số 12. Ba trường hợp người lao động được rút bảo hiểm xã hội một lần gồm:

– Người lao động nghỉ việc đã đủ tuổi nghỉ hưu.

– Người lao động suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 Điều lệ này (Nghị định số 12).

– Người đi định cư hợp pháp ở nước ngoài.

Với một phần tâm lí, bảo đảm khi tham gia hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam là có quyền rút một lần bất kì lúc nào kể từ khi Bộ luật Lao động 1994 được ban hành, người lao động Việt Nam đã nhanh chóng biểu tình, phản đối Nghị định số 01 khi nó được ban hành, với các cuộc biểu tình hợp pháp và trái pháp luật kéo dài cả nước, điển hình ở các công ty có lượng lao động công nhân lớn như nhà máy Samyang, Công ty Carimax và Công ty Pou Yuen Việt Nam.

Trong đó, lí do phản đối lớn nhất đến từ việc Nghị định xóa bỏ quyền được rút bảo hiểm xã hội một lần khi người lao động chưa đến tuổi nghỉ hưu. Đại diện các công ty nhiệt liệt phản đối Nghị định với lập luận chủ yếu là Bộ luật Lao động 2002 sửa đổi số 35/2002/QH10 là văn bản pháp luật cao nhất tại thời điểm đó vẫn giữ quy định cho nhận trợ cấp một lần, bảo hiểm xã hội một lần. Như vậy, Nghị định trái luật dù lập luận này không hoàn toàn hợp lí.

Dẫu vậy, trước áp lực lớn của các công ty và khối người lao động Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam và sự ổn định của xã hội, Chính phủ đã lựa chọn thỏa hiệp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 07/2003/ TT-BLĐTBXH (“Thông tư số 07”) chỉ 2 tháng sau khi Nghị định số 01 được ban hành.

Thông tư số 07 bổ sung thêm lựa chọn, điều kiện rút bảo hiểm xã hội một lần của người lao động như sau: “sau 6 tháng không tiếp tục làm việc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người lao động có đơn tự nguyện, thì cơ quan bảo hiểm xã hội nơi người lao động cư trú giải quyết trợ cấp bảo hiểm xã hội 1 lần.”

Bước đi sai lầm

Việc bổ sung quy định cho phép người lao động chưa đủ tuổi nghỉ hưu được quyền rút bảo hiểm xã hội một lần sau khoảng thời gian 6 tháng chờ để cân nhắc đã giảm được áp lực lên hệ thống vào thời điểm đó, tuy nhiên, theo giới chuyên gia đánh giá, sự thỏa hiệp này là bước đi sai lầm không có khả năng hoàn lại của Chính phủ Việt Nam.

Bởi lẽ khi đó, dù sau gần 10 năm kể từ khi thành lập, số lượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội Việt Nam vẫn còn tương đối thấp so với tổng thể người dân trong độ tuổi lao động tại Việt Nam, những người vẫn còn chủ yếu làm việc tự do, giai cấp nông dân chủ lưu. Nếu các cơ quan quyết tâm thực hiện thay đổi tại thời điểm đó, có lẽ điểm nghẽn của quỹ bảo hiểm xã hội Việt Nam 20 năm sau đã không còn là điểm nghẽn khó giải như hiện tại.

Phương án tối ưu hơn cả trong việc bảo toàn quỹ bảo hiểm xã hội, đạt mục tiêu an sinh cho người lao động vẫn là việc không ban hành quy định cho phép người lao động được rút bảo hiểm xã hội từ năm 1994, tuy nhiên, nếu được sửa kịp thời tại năm 2003 thì có lẽ Việt Nam đã đạt được mục tiêu an sinh xã hội trong năm 2023. 

Góc nhìn này được chứng minh rõ ràng hơn vào năm 2014, khi Quốc hội một lần nữa cố gắng xóa bỏ quy định về việc cho phép người lao động được rút bảo hiểm xã hội một lần tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13 (“Luật Bảo hiểm xã hội 2014”).

Điểm a khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động chỉ được rút bảo hiểm xã hội một lần khi đã đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội (quy định 20 năm được bổ sung tại Luật Bảo hiểm xã hội 2006 số 71/2006/QH11 (“Luật Bảo hiểm xã hội 2006”)).

Tuy nhiên, tương tự như năm 2003 và các cuộc biểu tình diễn ra năm 2006 khi điều kiện về chế độ rút bảo hiểm xã hội được thắt chặt (chỉ cho người lao động được rút bảo hiểm xã hội một lần khi chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đã nghỉ việc một năm), nỗ lực thắt chặt, gần như xóa bỏ chế độ bảo hiểm xã hội một lần năm 2014 đã gặp phải sự phản đối gay gắt của khối người lao động.

Làn sóng phản đối năm 2014 đông và mạnh hơn nhiều so với các năm 2003 và 2006 khi số lượng người lao động tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội gia tăng sau 20 năm áp dụng. Trước sức ép của người lao động, UBND TP HCM, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn lao động, Chính phủ kiến nghị Quốc hội xem lại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Dưới áp lực, đề xuất đã được thông qua. Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đã được bãi bỏ tại Nghị quyết số 93/2015/QH13, quay lại chế độ bảo hiểm xã hội một lần quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2006 là người lao động được quyền rút bảo hiểm xã hội một lần khi chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đã ngừng đóng bảo hiểm xã hội một năm, áp dụng đến hiện tại.

Khi nỗ lực nhằm hạn chế tối đa phương pháp rút bảo hiểm xã hội một lần của người lao động liên tục được đề xuất và ban hành thành Luật trong những năm qua đã tạo thành điểm nghẽn của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng như điểm nghẽn trong tâm lí người lao động Việt Nam, khi họ không còn tin tưởng vào sự an toàn của khoản đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội của mình.

Nhiều chuyên gia đánh giá rằng biện pháp khả thi duy nhất để xóa bỏ chế độ bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ tồn tại trong năm 2003. Năm 2014, việc xóa bỏ đã gần như không thể khi mà hệ thống đã vận hành được 20 năm, quyền lợi của người lao động đã ‘thâm căn cố đế’.

Chính vì vậy mà 30 năm trôi qua, tại khoảng thời gian 2023 – 2024 đến 2030, việc xóa bỏ chế độ này chắc chắn là không thể. Nếu quyết định ban hành thành Luật như trong năm 2014, các cuộc biểu tình sẽ kéo dài, trở thành các cuộc bạo loạn không hồi kết, để lại hậu quả càng nghiêm trọng cho hệ thống bảo hiểm xã hội và nền kinh tế Việt Nam, sự ổn định của xã hội tương tự như những hậu quả hiện người lao động toàn thế giới đã thấy được tại các thành phố, tỉnh thành nước Pháp khi mà tổng thống Pháp Emmanuel Macron ký ban hành luật gia tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động từ 62 lên 64 trong đêm mà không tham khảo ý kiến của Quốc hội, người lao động Pháp.

Tại Việt Nam, ảnh hưởng từ việc liên tục ban hành các quy định hạn chế quyền lợi người lao động trong khả năng tiếp cận đến chế độ bảo hiểm xã hội một lần cũng đã được thấy rõ qua các cuộc biểu tình, đình công tập thể và số liệu thống kê tỉ lệ người tham gia mới vào quỹ – người rút khỏi quỹ.

Năm 2002, tỉ lệ số lượng người lao động mới tham gia vào quỹ bảo hiểm xã hội so với số lượng người lao động rời quỹ, rút bảo hiểm xã hội một lần là 5,36. Đến năm 2021, theo thông tin từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tỉ lệ này đã giảm còn 0,44 với số người lao động mới tham gia vào hệ thống bảo hiểm là 384,827 và số người rút bảo hiểm xã hội một lần là 863,446.

Phương thức bảo toàn quỹ bảo hiểm xã hội thông qua việc hạn chế quyền lợi của người lao động, gia tăng sự khó khăn của người lao động trong việc tiếp cận, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội một lần, rút khỏi quỹ bảo hiểm xã hội là phương thức sai lầm, có hệ quả trái ngược so với kì vọng của các cơ quan có thẩm quyền.

Thay vào đó, cơ quan soạn thảo cần giữ nguyên quy định hiện hành tại Luật Bảo hiểm xã hội 2006 để người lao động có thể cảm thấy an tâm khi ‘gửi tiền’ vào quỹ bảo hiểm xã hội, dần xóa bỏ tâm lí sẽ đánh mất lợi ích nếu không thực hiện rút một lần trước khi các quy định hạn chế được thông qua, ban hành thành Luật.

ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal. xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].

Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được tư vấn Luật về Lao động và Việc làm.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW***
Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại
Contact Me on Zalo
+84982682122
WhatsApp chat