Tại Việt Nam, pháp lý về chuyển giao công nghệ đã trở thành một chủ đề nóng bỏng, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu và cơ quan quản lý.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, việc chuyển giao công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế và cải thiện chất lượng cuộc sống của một quốc gia. Tuy nhiên, việc hiểu rõ và áp dụng các quy định pháp lý liên quan không chỉ là điều cần thiết mà còn là thách thức đối với các bên liên quan. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đào sâu vào pháp lý về chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, qua đó nắm được cơ sở pháp lý về các đề liên quan.
Chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Đối tượng chuyển giao công nghệ theo Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 bao gồm:
– Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
– Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
– Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
– Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
Phương thức chuyển giao công nghệ
Theo quy định pháp luật, hiện Việt Nam có các phương thức chuyển giao công nghệ sau:
- Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
- Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
- Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
- Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo kèm một trong các đối tượng bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
- Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
Hình thức chuyển giao công nghệ
Hình thức chuyển giao công nghệ bao gồm:
– Chuyển giao công nghệ độc lập.
– Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
– Việc chuyển giao công nghệ độc lập và góp vốn bằng công nghệ phải được lập thành hợp đồng;
– Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
+ Dự án đầu tư;
+ Góp vốn bằng công nghệ;
+ Nhượng quyền thương mại;
+ Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
+ Mua, bán máy móc, thiết bị kèm theo kèm một trong các đối tượng bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
Quyền chuyển giao công nghệ
Quyền chuyển giao công nghệ được quy định như sau:
– Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
– Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
– Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
+ Quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.
***ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal. xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về chuyển giao công nghệ.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN