Theo thông tin từ Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Geneva, Cơ quan Phòng vệ thương mại của Vương quốc Anh (TRA) đã chính thức thông báo kết luận rà soát biện pháp tự vệ đang áp dụng đối với các sản phẩm thép nhập khẩu. Cụ thể:
1. Thông tin chung về vụ việc
Ngày 28 tháng 2 năm 2025, Cơ quan TRA đã tự khởi xướng rà soát biện pháp tự vệ đối với một số nhóm sản phẩm thép trên cơ sở dữ liệu rà soát cho thấy có sự thay đổi đáng kể về hoàn cảnh kể từ khi biện pháp được áp dụng, đặc biệt là sự thay đổi về lượng nhập khẩu từ một số quốc gia đang phát triển.
Đến ngày 30 tháng 6 năm 2025, TRA chính thức ban hành kết luận rà soát.
- Phạm vi rà soát: 14 nhóm sản phẩm thép
- Giai đoạn rà soát: Năm 2024
- Thông tin chi tiết về từng nhóm sản phẩm được nêu trong tài liệu đính kèm.
2. Kết luận rà soát: Điều chỉnh danh sách miễn trừ và phân bổ hạn ngạch thuế quan
Sau quá trình điều tra, TRA đã đưa ra các điều chỉnh như sau:
- Cập nhật danh sách nước đang phát triển được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ:
TRA kiến nghị loại 6 quốc gia ra khỏi danh sách được miễn trừ gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ, do thị phần nhập khẩu thép của từng nước vượt mức 3% trong thời kỳ điều tra (từ 01/01/2024 đến 31/12/2024). Việc cập nhật danh sách này tuân thủ theo quy định tại Điều 9.1 của Hiệp định về Biện pháp Tự vệ của WTO. - Điều chỉnh biện pháp hạn ngạch thuế quan:
- Hạn ngạch sẽ được tăng nhẹ ở mức 0,1% mỗi 6 tháng từ ngày 01/7/2025;
- Hạn ngạch không sử dụng hết không được chuyển sang kỳ tiếp theo;
- Các nước được cấp hạn ngạch riêng không được sử dụng phần dư trong quý cuối cùng;
- Áp dụng mức trần cho hạn ngạch dư từ ngày 01/7/2025 đối với:
- Nhóm 4 (Thép mạ): 15%
- Nhóm 7 (Tấm thép dày không hợp kim và hợp kim khác): 20%
- Nhóm 13 (Thép cốt bê tông): 20%
Đối với Việt Nam, Cơ quan TRA dự kiến điều chỉnh phân bổ hạn ngạch thuế quan cho một số nhóm sản phẩm thép như sau:
- Đối với nhóm 1A (thép tấm và dải cán nóng không hợp kim và hợp kim khác sử dụng cho mục đích thương mại), Việt Nam trước đây được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/7/2025, mặt hàng này sẽ được áp dụng hạn ngạch thuế quan theo mức còn dư (residual quota).
- Với nhóm 1B (thép tấm và dải cán nóng không hợp kim và hợp kim khác sử dụng cho mục đích sản xuất), cũng từng được miễn trừ, nay sẽ được phân bổ theo mức hạn ngạch thuế quan toàn cầu.
- Riêng nhóm 5 (thép tấm mạ hữu cơ), trước đây Việt Nam được phân bổ hạn ngạch theo mức thị phần còn dư. Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2025, nhóm sản phẩm này sẽ được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ.
Để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nên tìm hiểu quy định, trình tự điều tra của các vụ việc phòng vệ thương mại và chủ động liên hệ với các công ty luật Việt Nam có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực chống bán phá giá, phòng vệ thương mại để nhận được hỗ trợ kịp thời.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN