Thị trường M&A năm 2023 sẽ tràn ngập các thách thức đối với các nhà đầu tư với xu hướng cẩn trọng xuất phát từ thị trường đầy biến động tại Việt Nam và quốc tế. Các nhà đầu tư sẽ cẩn thận hơn trong việc xác định các giao dịch và tài sản có thể mang lại tài sản, giá trị cho bản thân họ theo hướng chiến lược hơn, chứ không chỉ đơn thuần là lợi nhuận về mặt tài chính trước mắt. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho các nhà đầu tư cũng như các đơn vị, tổ chức tư vấn pháp lý về M&A.
Trong 10 tháng đầu năm 2022, các hoạt động M&A tại Việt Nam có chiều hướng đi xuống và về cơ bản đã quay về mức trước đại dịch, đánh dấu một năm tương đối ảm đạm của thị trường M&A tại Việt Nam.
Trong khoảng thời gian này, tổng giá trị giao dịch M&A đạt mức 5,7 tỷ USD, giảm khoảng 35,3% so với cùng kỳ năm trước, trong khi số lượng giao dịch giảm xuống mức dưới 350 giao dịch, tương đương mức giảm 50% so với mốc gần 700 giao dịch của năm 2021.
Về nguyên nhân thì theo các chuyên gia tại Diễn đàn M&A năm 2022, một phần là do tâm lí của các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn với góc nhìn mang tính chiến lược, toàn cục chứ không chỉ là lợi nhuận ngắn ngủi. Phần khác là do tác động từ các căng thẳng toàn cầu đến nền kinh tế vĩ mô, tạo nên nguyên nhân e ngại, lo lắng của các nhà đầu tư,…
Ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán – sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation, Tổng giám đốc RECOF Việt Nam cho biết về ảnh hưởng của biến động kinh tế toàn cầu, cụ thể trong quan hệ giữa Nhật Bản và Việt Nam như sau: “Sự giảm giá đồng yên với USD có thể có tác động ngắn hạn với các nhà đầu tư Nhật Bản, nhưng nhìn ở mặt ngược lại, lãi suất và đồng yên thấp đi lại tích cực với các nhà đầu tư ở khía cạnh khác và có liên quan đến Việt Nam… Việt Nam là điểm hấp dẫn nhà đầu tư Nhật Bản vì đang trong thời kỳ dân số trẻ. Độ tuổi trung bình Nhật Bản và Việt Nam chênh nhau 17 tuổi, tầng lớp trung lưu Việt Nam tăng nhanh, đặc biệt Việt Nam là quốc gia có GDP tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á. Điều này khiến các công ty Nhật Bản nhìn về điểm tích cực, tin tưởng tương lai. Khi các nhà đầu tư thoái vốn khỏi Việt Nam, thì nhà đầu tư Nhật Bản sẽ bước vào, nhưng vẫn còn những theo dõi, nghiên cứu thêm thị trường. Thời gian có thể 6 tháng.”
Đồng quan điểm về triển vọng tích cực trong thị trường M&A Việt Nam, ông Kazuhiko Yoshimatsu, Tổng giám đốc kiêm Trưởng đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (Singapore) cho biết: ”Tôi tham gia nhiều thương vụ M&A ở Việt Nam. Tôi thấy tăng trưởng thị trường vốn Việt Nam trong 10 năm qua rất đáng ghi nhận… Với xu hướng và sự hỗ trợ này thì tin tưởng doanh nghiệp Nhật Bản sẽ sang Việt Nam đầu tư nhiều hơn.”
Chung nhận định với các chuyên gia, đại diện của các đơn vị tham gia Diễn đàn M&A 2022, Luật sư Phạm Duy Khương, Giám đốc điều hành Công ty Luật TNHH ASL LAW bình luận: “Hầu như mọi người đều nhìn nhận thị trường M&A Việt Nam có sự sụt giảm trong 6 tháng cuối năm 2022, khó đoán 2023. Nếu nhìn luồng đầu tư vào Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng ra sao, từ quốc gia nào thì rất khó xác định đâu là nguồn chính của M&A. Nếu thống kê theo quốc tịch của các tổ chức đầu tư vào Việt Nam thì Việt Nam hấp dẫn, hợp khẩu vị nhà đầu tư đặc trưng là Nhật Bản, Hàn Quốc, đặc biệt là Singapore (khó phân loại dòng tiền từ đâu, rất nhiều nguồn từ Trung Quốc về Singapore sau đó giải ngân ở nhiều quốc gia khác). Còn Mỹ và EU vẫn chưa phải là dòng vốn quá lớn với thị trường M&A Việt Nam.”

Bàn luận về điểm thu hút đầu tư M&A vào Việt Nam trong năm 2023 để phát triển bền vững hơn trong thời gian tới, Luật sư Phạm Duy Khương cho biết: “Nói cụ thể điểm sáng của Việt Nam trong việc thu hút vốn M&A là gì thì khó nói, nhưng có xu hướng có thể nhìn nhận, đó là nhiều công ty Ấn Độ vẫn tìm kiếm nhân sự IT từ Việt Nam. Việt Nam có tiềm năng về thị trường 100 triệu dân, đây điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư. Để thu hút hơn vốn nước ngoài, cần có quy định vừa chặt vừa mở hơn, đó là liên quan vấn đề chuyển lợi nhuận, vốn của nhà đầu tư ra nước ngoài. Liên quan hệ thống ngân hàng giúp nhà đầu tư thuận tiện hơn trong vấn đề quản lý tài khoản, thanh toán khi cần thiết.”
Liên hệ với công ty luật ASL LAW để được hướng dẫn về Mua bán và sáp nhập tại Việt Nam.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty luật ASL LAW*** |
|
|
|
||
|
||
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt Nam |
|
|
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
||
|
Tư vấn sở hữu trí tuệ |