Mới đây, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã chính thức khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm bìa carton sóng nhập khẩu, căn cứ theo Mục 6 của Đạo luật về biện pháp tự vệ của Philippines.
Thông tin về vụ việc
- Sản phẩm bị điều tra: Bìa carton sóng (Corrugated board) có mã HS: 4805.19.10, 4805.19.90, 4805.12.00. Sản phẩm này được sử dụng rộng rãi trong bao bì và đóng gói, giúp bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển và lưu trữ.
- Nguyên đơn: Hiệp hội các nhà sản xuất bột giấy và giấy Philippines (Pulpapel).
- Thời kỳ điều tra: 2019 – 2023.
Cáo buộc của Cơ quan điều tra
DTI cáo buộc rằng trong thời kỳ điều tra, nhập khẩu bìa carton sóng vào Philippines đã tăng mạnh cả về số lượng tuyệt đối và tương đối, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất nội địa. Các chỉ số thiệt hại bao gồm:
- Sụt giảm thị phần, doanh thu, lợi nhuận.
- Giá bán bị cắt giảm, tồn kho tăng cao.
- Giảm công suất sử dụng và năng suất lao động.
- Chi phí sản xuất gia tăng.
Ngoài ra, DTI nhận định rằng đầu tư vào công suất sản xuất quá mức so với nhu cầu thị trường, đặc biệt trong thời kỳ đại dịch Covid-19, là diễn biến không lường trước được, dẫn đến sự gia tăng nhập khẩu.
Trong báo cáo khởi xướng, DTI đã liệt kê Top 10 nhà xuất khẩu lớn nhất trong giai đoạn 2019 – 2023, trong đó có 02 doanh nghiệp đến từ Việt Nam.
Xem xét lợi ích công cộng
Theo Mục 5 của Đạo luật về biện pháp tự vệ của Philippines, DTI sẽ xem xét lợi ích công cộng trước khi áp dụng biện pháp tự vệ, bao gồm:
- Ảnh hưởng chính trị và kinh tế: Việc áp dụng biện pháp có thể gây ra khủng hoảng chính trị hoặc kinh tế hay không?
- Nguồn cung trong nước: Biện pháp tự vệ có gây thiếu hụt nguồn cung trên thị trường hay không?
Nếu DTI xác định rằng biện pháp tự vệ đi ngược lại lợi ích công cộng, thì sẽ không áp dụng biện pháp này.
Khuyến nghị cho doanh nghiệp Việt Nam
Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) khuyến nghị:
- Nghiên cứu kỹ thông tin vụ việc và các yếu tố có thể tác động đến lợi ích công cộng.
- Gửi ý kiến bình luận về các vấn đề liên quan như thiệt hại của ngành sản xuất nội địa, mối quan hệ nhân quả, diễn biến không lường trước được… để đề nghị DTI không áp dụng biện pháp tự vệ đối với Việt Nam.
- Theo dõi thông tin từ DTI và Cục PVTM để cập nhật diễn biến vụ việc.
- Hợp tác đầy đủ với DTI, đặc biệt trong việc trả lời Bản câu hỏi điều tra do DTI gửi tới các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
- Phối hợp chặt chẽ với Cục PVTM để nhận hỗ trợ kịp thời.
Để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nên tìm hiểu quy định, trình tự điều tra của các vụ việc phòng vệ thương mại và chủ động liên hệ với các công ty luật Việt Nam có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực chống bán phá giá, phòng vệ thương mại để nhận được hỗ trợ kịp thời.
Xem thông báo tại đây.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN