Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) mới đây đã công bố kết luận sơ bộ về cuộc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với xi măng nhập khẩu vào nước này. Theo đó, các sản phẩm thuộc mã HS 2523.29.90 và 2523.90.00 đã bị đưa vào diện điều tra trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến tháng 6 năm 2024.
Sau khi ra thông báo khởi xướng điều tra vào ngày 31 tháng 10 năm 2024, DTI đã gửi bản câu hỏi đến các bên liên quan, bao gồm các doanh nghiệp xuất khẩu từ Việt Nam. Trong số các nhà xuất khẩu nước ngoài được biết đến, có năm công ty Việt Nam đã gửi phản hồi chính thức tới DTI.
Theo kết luận sơ bộ, từ năm 2019 đến 2024, lượng xi măng nhập khẩu vào Philippines đã tăng cả về số lượng tuyệt đối và tỷ trọng so với tổng sản lượng sản xuất trong nước. DTI cũng xác định có mối quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng nhập khẩu này với thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành công nghiệp nội địa. Đáng chú ý, dữ liệu cho thấy thị phần nhập khẩu từ Việt Nam vào Philippines chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt 94,4% vào năm 2024, tăng mạnh so với mức 79,4% của năm 2019.
Dựa trên Mục 8 của Đạo luật RA8800, trong trường hợp khẩn cấp khi sự chậm trễ có thể gây ra thiệt hại khó khắc phục, DTI quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời. Cụ thể, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải đặt cọc tiền mặt với mức 400 peso/MT (tương đương khoảng 178.500 VNĐ/MT) hoặc 16 peso/bao xi măng 40kg (khoảng 7.140 VNĐ/bao).
Biện pháp này có hiệu lực trong vòng 200 ngày kể từ khi Cục Hải quan Philippines ban hành lệnh áp thuế. Việt Nam không thuộc danh sách các quốc gia đang phát triển được miễn trừ khỏi biện pháp này do có lượng nhập khẩu đáng kể vào Philippines.
Tiếp theo, vụ việc sẽ được chuyển đến Ủy ban thuế quan để tiến hành điều tra chính thức nhằm xác định liệu có cần áp dụng biện pháp tự vệ lâu dài hay không.
Trong những năm gần đây, thương mại song phương giữa Việt Nam và Philippines đã đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đạt trên 8,66 tỷ USD, tăng hơn 11% so với năm 2023.
Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Philippines đạt 6,19 tỷ USD, tăng 20,2%, và nhập khẩu từ Philippines đạt 2,47 tỷ USD, giảm 6,7% so với năm trước. Xuất siêu của Việt Nam vào thị trường Philippines năm 2024 đạt 3,72 tỷ USD, vượt mức kỳ vọng 3,5 tỷ USD đặt ra trước đó.
Trong năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker của Việt Nam sang Philippines đạt khoảng 8 triệu tấn, tương đương 319,09 triệu USD, với giá trung bình 39,9 USD/tấn. So với năm 2023, lượng xuất khẩu giảm 0,6%, kim ngạch giảm 11%, và giá giảm 10,5%. Philippines vẫn duy trì vị trí là thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam, chiếm 27% tổng lượng và 28% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nên tìm hiểu quy định, trình tự điều tra của các vụ việc phòng vệ thương mại và chủ động liên hệ với các công ty luật Việt Nam có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực chống bán phá giá, phòng vệ thương mại để nhận được hỗ trợ kịp thời.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN