Hoa Kỳ nâng mức thuế áp dụng với sản phẩm nhôm và thép lên 25%, Hoa Kỳ nâng mức thuế áp dụng với sản phẩm nhôm và thép, Hoa Kỳ nâng mức thuế áp dụng với sản phẩm thép lên 25%, Hoa Kỳ nâng mức thuế áp dụng với sản phẩm nhôm lên 25%,

Hoa Kỳ nâng mức thuế áp dụng với sản phẩm nhôm và thép lên 25%

Bắt đầu từ ngày 4 tháng 3 năm 2025, toàn bộ nhôm và thép nhập khẩu vào Mỹ sẽ chịu mức thuế 25%, theo quyết định mới được Tổng thống Donald Trump ký ban hành.

“Chúng tôi sẽ áp thuế 25% đối với tất cả nhôm và thép nhập khẩu, không có ngoại lệ. Điều này sẽ khuyến khích nhiều doanh nghiệp chuyển sang sản xuất tại Mỹ”, Tổng thống Trump tuyên bố ngày 10/2/2025, ngay sau khi ký sắc lệnh tại Phòng Bầu dục. Trước đó, ông đã công bố kế hoạch này vào ngày 9/2/2025.

Chính sách mới sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 4 tháng 3 năm 2025. Ông Trump nhấn mạnh rằng biện pháp này nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước, tạo thêm việc làm cho người dân Mỹ, đồng thời cảnh báo mức thuế có thể tiếp tục tăng cao hơn trong tương lai.

Theo quy định mới, thuế nhập khẩu nhôm sẽ tăng từ 10% (áp dụng từ năm 2018) lên 25%. Các quốc gia trước đây được miễn thuế nhập khẩu nhôm, thép cũng sẽ không còn hưởng ưu đãi này.

Ngoài ra, ông Trump cũng đưa ra yêu cầu thép nhập khẩu phải được “nung chảy và đúc” tại Bắc Mỹ, nhằm hạn chế sản phẩm từ Trung Quốc thâm nhập vào thị trường Mỹ. Quy định tương tự cũng áp dụng với nhôm.

Các chuyên gia thương mại cho rằng biện pháp này giúp Mỹ giảm phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài trong các ngành quan trọng như nhôm và thép, ngăn chặn tình trạng bán phá giá, thúc đẩy sản xuất nội địa và bảo vệ những ngành công nghiệp thiết yếu liên quan đến an ninh quốc gia.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Trump đã áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm. Tuy nhiên, một số đối tác thương mại như Canada, Mexico và Brazil đã được miễn trừ. Khi lên nắm quyền, Tổng thống Joe Biden mở rộng diện miễn trừ này cho Anh, Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU).

Theo Hiệp hội Sắt Thép Mỹ, các nguồn nhập khẩu thép lớn nhất của Mỹ gồm Canada, Brazil, Mexico, Hàn Quốc và Việt Nam. Riêng đối với nhôm, Canada chiếm tới 79% tổng lượng nhập khẩu trong 11 tháng đầu năm ngoái, trong khi Mexico cũng là một nhà cung cấp quan trọng.

Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng trong những tuần gần đây khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập từ Canada, Mexico và 10% với Trung Quốc. Tuy nhiên, vào ngày 3/2, ông đã tạm hoãn áp thuế đối với Canada và Mexico sau khi đạt được thỏa thuận về chống buôn lậu và nhập cư với hai quốc gia này.

Riêng với Trung Quốc, thuế nhập khẩu của Mỹ vẫn có hiệu lực từ ngày 4/2. Đáp trả, Trung Quốc đã áp thuế từ 10-15% đối với hàng hóa Mỹ, đồng thời mở cuộc điều tra chống độc quyền với Google, siết chặt xuất khẩu một số kim loại quan trọng và đưa hai công ty Mỹ vào danh sách đen.

Tuy nhiên, dù Trung Quốc là nước sản xuất và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới nhưng sản lượng bán sang Mỹ rất ít. Thuế quan 25% được áp dụng vào năm 2018 trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung khi đó đã ngăn cản khả năng tiếp cận của phần lớn thép Trung Quốc vào thị trường Mỹ. Tổng cộng, chỉ 508.000 tấn thép xuất sang Mỹ năm ngoái, chỉ chiếm 1,8% tổng nhập khẩu nước này.

Để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm liên quan nên tìm hiểu quy định, trình tự điều tra của các vụ việc phòng vệ thương mại và chủ động liên hệ với các công ty luật Việt Nam có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực chống bán phá giá, phòng vệ thương mại để nhận được hỗ trợ kịp thời.

ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].

Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN

Đại diện sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu quốc tế
Đăng ký nhãn hiệu quốc tếĐăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Đăng ký thương hiệu quốc tếQuy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Thủ tục đăng ký nhãn hiệuQuy trình đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu như thế nàoThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Cách thức đăng ký nhãn hiệuDịch vụ đăng ký nhãn hiệu hàng hoá
Đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ bảo hộ nhãn hiệu
Cách thức đăng ký nhãn hiệu hàng hoáDịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu độc quyềnĐăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu độc quyềnThủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu công ty như thế nàoĐăng ký nhãn hiệu độc quyền như thế nào
Đăng ký nhãn hiệu mớiĐăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu
Tư vấn đăng ký nhãn hiệuLuật sư sở hữu trí tuệ
Đăng ký nhãn hiệu công tyĐăng ký nhãn hiệu logo
Đăng ký sáng chếDịch Vụ đăng ký sáng chế
Đăng ký độc quyền sáng chếĐăng ký bản quyền tác giả
Đăng ký bản quyền phần mềmThủ tục đăng ký bản quyền
Đăng ký bản quyềnĐăng ký bản quyền bài hát
Công ty Luật sở hữu trí tuệĐại diện sở hữu trí tuệ
***Dịch Vụ pháp lý khác của Công ty Luật ASL LAW*** 
Dịch vụ pháp lý thuê ngoài cho doanh nghiệp và StartupĐăng ký nhãn hiệu quốc tế
Tư vấn đầu tư ra nước ngoài cho doanh nghiệp Việt NamĐăng ký sáng chế
Tư vấn đầu tư tại Việt Nam cho doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tai Việt NamTư vấn Mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Mở công ty tại Việt NamTư vấn tài Chính – Ngân hàng
Mở văn phòng đại diện tại Việt NamDịch vụ Soạn thảo hợp đồng
Dịch vụ sở hữu trí tuệPháp lý về lao động và việc làm
Đăng ký nhãn hiệu tại Việt NamTư vấn giải quyết tranh chấp
Đăng ký bản quyềnTư vấn nhượng quyền thương mại

Contact Me on Zalo
+84982682122
WhatsApp chat