Thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết rằng Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố mức thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, Ấn Độ và Ecuador vào ngày 25 tháng 3 năm 2024.
Ba trong số bốn nguồn cung tôm lớn nhất của Mỹ sẽ phải chịu thuế chống trợ cấp sơ bộ từ 1,69% đến tối đa 196. Trong khi đó, Indonesia – nguồn cung tôm lớn thứ ba cho Mỹ – đã được loại bỏ khỏi danh sách rà soát. DOC đã quyết định không áp dụng thuế đối với các công ty Indonesia, vì vậy tôm từ Indonesia sẽ không phải chịu mức thuế.
Trước đó, DOC đã bắt đầu tiến hành điều tra các nhà xuất khẩu sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh sang thị trường này với nghi vấn việc xuất khẩu ồ ạt, không hạn chế đã dẫn đến giá tôm giảm tại thị trường Mỹ, vi phạm các quy định của WTO.
Mức thuế chống trợ cấp sơ bộ sẽ có hiệu lực ngay khi thông báo trên Công báo liên bang (Federal Register) được công bố, dự kiến sẽ diễn ra trong vài ngày tới. Khoản thuế này sẽ được hoàn lại nếu các điều tra viên xác định rằng các nước nhập khẩu không vi phạm quy định về trợ cấp bất hợp pháp hoặc nếu tôm nhập khẩu không gây hại cho ngành tôm của Mỹ.
Tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ không được đưa ra cho đến mùa thu hoặc mùa đông năm 2024, có nghĩa là các nhà nhập khẩu có thể phải chịu áp mức thuế cao suốt phần lớn thời gian còn lại của năm 2024.
Cụ thể, các nhà nhập khẩu tôm từ Ấn Độ sẽ phải chịu mức thuế từ 4,72% đối với Devi Sea Foods, 3,89% đối với Sandhya Aqua Exports và 4,36% đối với tất cả các nhà cung cấp khác từ Ấn Độ.
Các nhà nhập khẩu tôm từ Ecuador sẽ phải chịu mức thuế từ 13,41% đối với Industrial Pesquera Santa Priscila, 1,69% đối với Sociedad Nacional de Galapagos (SONGA) và 7,55% đối với các nhà cung cấp khác từ Ecuador.
Đối với tôm từ Việt Nam, mức thuế dao động từ 2,84% đối với Stapimex, 196,41% đối với Công ty Thông Thuận và 2,84% đối với các nhà cung cấp sản phẩm tôm khác từ Việt Nam.
Ecuador, Việt Nam, Ấn Độ và Indonesia là 4 quốc gia mà DOC đã tập trung vào trong đợt rà soát này, chiếm 90% trong tổng số 788.209 tấn tôm được nhập khẩu vào Mỹ vào năm 2023.
Trong giai đoạn tiếp theo, DOC sẽ tiến hành thẩm tra nhằm xác minh các thông tin mà Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cung cấp. Thủ tục này sẽ là một trong những căn cứ để DOC ban hành Kết luận cuối cùng, đưa ra mức thuế chính thức cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cần ngay lập tức tiến hành liên hệ với các công ty luật uy tín về chống bán phá giá, chống trợ cấp và phòng vệ thương mại tại Việt Nam và quốc tế để tiến hành các công việc như nộp bình luận đối với Kết luận sơ bộ của DOC, bản phản biện đối với bình luận của các bên khác, đại diện doanh nghiệp tham gia phiên điều trần để cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra, phản biện các đề xuất, mức thuế không hợp lí.
Các bên liên quan có thể đề nghị DOC tổ chức phiên điều trần trong vòng 30 ngày kể từ ngày DOC ban hành thông báo Kết luận sơ bộ (ngày 26/3/2024).
DOC dự kiến ban hành Kết luận cuối cùng về trợ cấp chậm nhất vào ngày 05 tháng 8 năm 2024 (có thể được gia hạn thêm). Tiếp đó, Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ sẽ ban hành Kết luận cuối cùng về thiệt hại trong vòng 45 ngày kể từ ngày DOC ban hành Kết luận cuối cùng.
Thông báo về Kết luận sơ bộ của DOC có thể được tải về tại đây.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal. xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN