Mới đây, Bộ Tài chính Việt Nam đã nêu ý kiến chính thức, đề xuất xem xét lại đề nghị về việc tăng lương hưu và các khoản trợ cấp của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khi nguồn kinh phí dự kiến áp dụng sẽ vượt quá 17.000 tỷ đồng, vượt quá khả năng cân đối của ngân sách.
Bộ Tài chính đã phát đi công văn trả lời Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đánh giá tác động của việc thực thi cải cách tiền lương mới từ ngày 1 tháng 7 năm 2024 cùng việc áp dụng chính sách bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, Bộ Tài chính đề xuất Bộ Lao động tính toán lại mức đề xuất về tăng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội lên 15%; tăng chi trợ cấp ưu đãi cho người có công cách mạng lên 29,2% (từ 2.055.000 đồng lên 2.655.000 đồng mỗi tháng); tăng chuẩn trợ cấp xã hội lên 38,9% (từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng mỗi tháng).
Từ giữa năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được trả lương theo vị trí công việc thay vì hệ số cào bằng như hiện tại. Dự kiến từ năm 2025, tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ tiếp tục tăng bình quân 7% mỗi năm, đến khi mức lương thấp nhất đạt đến hoặc vượt qua mức lương thấp nhất ở vùng 1 của doanh nghiệp (lương tối thiểu vùng 1 hiện là 4,68 triệu đồng).
Với mức tăng như trên, tổng kinh phí chi trả sẽ lên đến 17.276 tỷ đồng, tăng gấp 2,3 lần so với nguồn kinh phí được Quốc hội phê duyệt (7.430 tỷ đồng), vượt quá khả năng cân đối của dự toán ngân sách nhà nước cho nửa cuối năm 2024.
Bộ Tài chính đã tường trình về tình hình khó khăn của ngân sách trung ương, trong khi các địa phương có nguồn lực dư đáng kể cho việc cải cách tiền lương. Nhằm giảm áp lực cho ngân sách nhà nước và chủ động nguồn kinh phí, Bộ Tài chính đề xuất Bộ Lao động báo cáo cấp thẩm quyền để sử dụng nguồn tích lũy của trung ương và tiền dư từ các địa phương sau cải cách tiền lương để chi cho các chính sách này.
Tính từ ngày 1 tháng 7 năm 2024, chế độ lương cơ sở (hiện đang ở mức 1,8 triệu đồng) sẽ không còn tồn tại, trong khi nhiều chế độ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và an sinh xã hội vẫn có nhiều quy định dựa trên mức lương cơ sở làm căn cứ, ví dụ như mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa của người lao động hiện là 20 lần mức lương cơ sở.
Vì các lí do trên, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Lao động và các cơ quan liên quan báo cáo cho Chính phủ để trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 về việc xem xét mức chuẩn mới để đảm bảo tính pháp lý và khả năng áp dụng trong thực tiễn, tránh tình trạng không đủ ngân sách chi trả, gây bất ổn định trong xã hội.
Hiện nay, Chính phủ đã dự trữ được nguồn 560.000 tỷ đồng để đảm bảo việc cải cách tiền lương đến năm 2026.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal. xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được tư vấn Luật về Lao động và Việc làm.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN
Top of Form