Mới đây, Ai Cập đã thông báo về việc tiếp nhận Hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng lốp xe ô-tô tải và xe buýt có xuất xứ hoặc nhập khẩu từ Việt Nam. Diễn biến này đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng gia tăng rủi ro về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Xuất khẩu tăng mạnh – Nguy cơ bị áp thuế CBPG
Sản phẩm bị đề nghị điều tra là lốp xe ô-tô tải và xe buýt, mã HS 4011.20.00.10. Theo số liệu của Hải quan Ai Cập, kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm này từ Việt Nam đã tăng vọt từ 7 triệu USD năm 2020 lên tới 36 triệu USD năm 2024 – tương đương mức tăng 408% chỉ sau 5 năm. Hiện tại, các sản phẩm tương tự từ Trung Quốc và Thái Lan đã bị Ai Cập áp dụng thuế CBPG, cho thấy Việt Nam có thể là mục tiêu tiếp theo trong chiến lược phòng vệ của nước này.
Ai Cập sẽ quyết định có điều tra hay không trong 7 ngày
Theo quy định của Luật số 161 năm 1998 của Ai Cập, trong vòng 7 ngày kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan điều tra PVTM sẽ quyết định chấp nhận hay từ chối khởi xướng điều tra. Nếu hồ sơ được chấp thuận, quá trình xác minh số liệu sẽ được thực hiện trong vòng 30 ngày trước khi trình lên Ủy ban Cố vấn và Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ai Cập quyết định khởi xướng chính thức.
Nếu vụ việc được khởi xướng, các doanh nghiệp Việt Nam liên quan sẽ sớm nhận được bản câu hỏi điều tra, với thời hạn trả lời ban đầu là 30 ngày (có thể gia hạn).
Doanh nghiệp cần chủ động ứng phó
Để chủ động ứng phó với nguy cơ bị điều tra CBPG, Cục PVTM đề nghị:
- Đối với Hiệp hội ngành hàng: Nhanh chóng thông tin cho các doanh nghiệp thành viên và phối hợp chặt chẽ với các nhà nhập khẩu tại Ai Cập để cập nhật kịp thời các diễn biến mới.
- Đối với doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu:
- Chủ động nghiên cứu kỹ quy trình, thủ tục điều tra PVTM của Ai Cập (tránh nhầm với Ấn Độ).
- Chuẩn bị phương án ứng phó và nguồn lực phù hợp nếu vụ việc chính thức bị khởi xướng.
- Chủ động phối hợp và trao đổi thường xuyên với Cục PVTM để được hỗ trợ về mặt kỹ thuật và pháp lý trong suốt quá trình xử lý vụ việc.
Để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nên tìm hiểu quy định, trình tự điều tra của các vụ việc phòng vệ thương mại và chủ động liên hệ với các công ty luật Việt Nam có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực chống bán phá giá, phòng vệ thương mại để nhận được hỗ trợ kịp thời.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN