Ủy ban Quản lý Thương mại quốc tế Nam Phi (ITAC) đã ban hành thông báo áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với thép cuộn chống ăn mòn (corrosion resistant steel coil) nhập khẩu vào Khối Liên minh hải quan Nam Phi (SACU).
Việt Nam được loại trừ khỏi biện pháp do đáp ứng tiêu chí là nước đang phát triển có thị phần nhập khẩu dưới 3% và tổng nhập khẩu từ các nước tương tự không vượt quá ngưỡng theo quy định của WTO.
Thông tin chính của vụ việc:
- Sản phẩm bị điều tra: Thép cuộn chống ăn mòn, mã HS 7210.61.20, 7210.61.30, 7225.92.25 và 7225.92.35.
- Ngày khởi xướng điều tra: 17/01/2025 (sau khi vụ việc khởi xướng ngày 27/12/2024 được chấm dứt và khởi động lại cùng ngày).
- Giai đoạn điều tra: Từ tháng 5/2021 đến tháng 4/2024.
- Kết luận sơ bộ: ITAC xác định lượng nhập khẩu tăng mạnh, đột ngột và rõ ràng trong giai đoạn điều tra, với mức tăng 17,16% từ năm 2022 đến 2023. Nhập khẩu chủ yếu đến từ Trung Quốc.
ITAC cũng kết luận sơ bộ rằng ngành sản xuất trong nước của SACU chịu thiệt hại nghiêm trọng, thể hiện qua sự sụt giảm các chỉ tiêu như sản lượng, doanh số nội địa, lợi nhuận, thị phần, công suất sử dụng và lao động.
Mặc dù có một số yếu tố khác như nhu cầu thép giảm, đầu tư hạ tầng chậm lại, chi phí đầu vào và logistics tăng cao, nhưng những yếu tố này không được xem là nguyên nhân trực tiếp gây thiệt hại.
Các yếu tố bất thường dẫn đến gia tăng nhập khẩu:
- Tình trạng dư thừa công suất và suy thoái kinh tế tại Trung Quốc từ năm 2021 khiến xuất khẩu thép từ nước này gia tăng.
- Một số quốc gia áp dụng biện pháp phòng vệ khiến thép Trung Quốc chuyển hướng sang các thị trường có mức thuế thấp hơn như Nam Phi.
Biện pháp áp dụng:
ITAC đề xuất áp dụng mức thuế tự vệ tạm thời 52,34% trong thời hạn 200 ngày, chờ kết luận cuối cùng.
Việt Nam được loại trừ khỏi biện pháp:
Căn cứ theo quy định WTO, Việt Nam nằm trong nhóm các nước đang phát triển có thị phần nhập khẩu dưới 3% và tổng nhập khẩu từ nhóm nước này không vượt quá 9%. Do đó, Việt Nam được loại trừ khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
Trước đó, Cục Phòng vệ thương mại đã có thư gửi ITAC trình bày quan điểm của Việt Nam và đề nghị loại trừ hàng hóa Việt Nam khỏi biện pháp áp dụng. ITAC đã phản hồi ngày 11/4/2025, khẳng định sẽ xem xét thận trọng các ý kiến của Việt Nam trong quá trình ra quyết định.
Khuyến nghị:
Kết luận sơ bộ trên là tín hiệu tích cực, giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục duy trì xuất khẩu sản phẩm thép chống ăn mòn sang SACU.
Các doanh nghiệp, hiệp hội cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến vụ việc cho đến khi có kết luận cuối cùng.
Để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nên tìm hiểu quy định, trình tự điều tra của các vụ việc phòng vệ thương mại và chủ động liên hệ với các công ty luật Việt Nam có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực chống bán phá giá, phòng vệ thương mại để nhận được hỗ trợ kịp thời.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN