Ngày 03 tháng 4 năm 2025, Cục Phòng vệ thương mại đã tổ chức buổi tham vấn công khai với các bên liên quan nhằm đánh giá và xác định phạm vi sản phẩm phù hợp trong khuôn khổ vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với thép cán nóng có xuất xứ từ Ấn Độ và Trung Quốc (Mã số vụ việc: AD20).
Trong buổi tham vấn này, Cục PVTM đã tiếp nhận các ý kiến từ các bên liên quan về vấn đề phạm vi sản phẩm. Sau buổi tham vấn, một số bên tiếp tục gửi văn bản trình bày ý kiến tới Cục PVTM thông qua hệ thống tiếp nhận hồ sơ PVTM trực tuyến.
Các ý kiến gửi đến tập trung vào hai nhóm vấn đề chính. Thứ nhất là nhóm ý kiến đề nghị loại trừ một số sản phẩm thép cán nóng (HRC) đặc biệt khỏi phạm vi điều tra. Cụ thể, một số bên đề nghị loại trừ các mác thép cán nóng cường độ cao sử dụng trong sản xuất linh phụ kiện và phụ tùng ô tô như SPHC, SAPH440 PO, 510L, 610L, 700L.
Ngoài ra, có đề xuất loại trừ nhóm mác thép cường độ cao dùng cho sản xuất xe sơ mi rơ moóc và các thiết bị chuyên dụng, bao gồm các mác như AG700, Q345D/Q355D, Q345E/Q355E, S355K2/NL/ML, LG700T, BS700MCK2, BW450, NM450.
Đồng thời, các ý kiến còn nhấn mạnh việc loại trừ các loại thép cán nóng đặc thù, có yêu cầu kỹ thuật cao như khả năng chống ăn mòn, chịu mặn, chịu lạnh sâu, có cường độ kéo cao và chịu lực tốt, phục vụ cho các ngành công nghiệp như đóng tàu, sản xuất linh kiện ô tô, sơ mi rơ moóc, thiết bị chuyên dụng khai thác dầu mỏ và kết cấu siêu trường siêu trọng.
Nhóm vấn đề thứ hai liên quan đến phạm vi hàng hóa bị điều tra. Một số bên đề nghị Cục PVTM xem xét việc mở rộng hoặc không mở rộng phạm vi điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với nhóm sản phẩm thép cán nóng có khổ rộng trên 1880mm. Lý do được đưa ra là nguy cơ hành vi lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá thông qua các sản phẩm ngoài phạm vi hiện tại.
Các bên có thể đưa ra ý kiến liên quan đến các sản phẩm được đề nghị loại trừ (bao gồm cả những sản phẩm khác có liên quan); cung cấp các cơ sở và bằng chứng kỹ thuật, quy chuẩn, cũng như năng lực sản xuất trong nước nhằm làm rõ sự khác biệt giữa các sản phẩm đề nghị loại trừ với các sản phẩm trong phạm vi điều tra; đồng thời cung cấp số liệu sơ bộ về nhu cầu sử dụng của các sản phẩm được đề nghị loại trừ và sản phẩm có khổ rộng trên 1880mm, dựa trên số liệu các năm trước và kế hoạch sản xuất – kinh doanh sắp tới.
Cuối cùng, các bên cũng được khuyến khích nêu rõ quan điểm về việc mở rộng phạm vi sản phẩm trong vụ việc điều tra.
Để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nên tìm hiểu quy định, trình tự điều tra của các vụ việc phòng vệ thương mại và chủ động liên hệ với các công ty luật Việt Nam có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực chống bán phá giá, phòng vệ thương mại để nhận được hỗ trợ kịp thời.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được hướng dẫn về Chống Bán Phá giá Và Phòng Vệ Thương Mại.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN