“Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với hàng nghìn giao dịch, đạt tổng giá trị gần 50 tỷ USD trong hơn một thập kỷ qua. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế. Giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam năm 2020 đã giảm xuống, ước tính đạt 3,5 tỷ USD, bằng 48,6% so với năm 2019 ”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết tại Diễn đàn M&A 2020.

Phát triển thị trường M&A
Viện nghiên cứu Đầu tư và Mua bán sáp nhập (CMAC Institue) cho biết rằng các ngành thu hút nhiều thương vụ M&A nhất trong khoảng thời gian từ tháng 6/2019 đến tháng 10/2020 là ngành bất động sản, công nghiệp, xây dựng, tài chính – ngân hàng, bán lẻ, logistics, nông nghiệp, dược phẩm – y tế.
Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục dẫn dắt thị trường, trong đó 4 quốc gia tập trung chủ yếu là: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị M&A mà trong đó các doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua lại có xu hướng gia tăng.
Theo nhóm nghiên cứu Diễn đàn M&A Việt Nam (MAF), các thương vụ đầu tư và phát hành riêng lẻ nổi bật trong giai đoạn 2019-2020 là vụ:
- Ngân hàng KEB Hana mua 15% vốn BIDV.
- KKR & Temasek rót 652 triệu USD vào Vinhomes.

Các giao dịch Mua bán & Sáp nhập đáng chú ý trong thị trường bao gồm vụ:
- Masan Group mua lại VinCommerce.
- Stark Corporation mua lại Thipha Cables & Dovina.
- Vinamilk mua lại GTN – Sữa mộc châu.

Phục hồi kinh tế
Theo dự đoán của Euromonitor International, Việt Nam vẫn là một trong những thị trường M&A năng động và có tiềm năng lớn nhất thế giới. Đến năm 2020, chỉ số đầu tư M&A dự kiến sẽ đạt vị trí thứ 2 thế giới, chỉ xếp sau Hoa Kỳ với số điểm dự kiến là 102 điểm.
CMAC Institue dự báo thị trường M&A sau khi thoát khỏi đại dịch Covid-19 sẽ có khả năng hồi phục và bật ngược trở lại theo mô hình hình chữ V. Theo tổ chức này, thị trường M&A có thể sẽ phục hồi lên đến 4,5-5 tỷ USD vào năm 2021. Sau đó vào năm 2022, nó sẽ phát triển, bật lại mạnh hơn với giá trị 7 tỷ USD.
Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng những thay đổi về chính sách sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến hoạt động M&A. Ngoài ra, các chính sách này còn có thể giúp bảo vệ người mua. Cuối cùng, năm nay có một điểm mới nhằm hỗ trợ cho các hoạt động M&A nói riêng và đầu tư nói chung. Lần đầu tiên trong lịch sử, 3 Bộ luật có tác động trực tiếp đến M&A cùng có hiệu lực trong một ngày. Đó là Luật Chứng khoán, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.
Liên hệ với ASL LAW để được hướng dẫn về Mua bán và sáp nhập tại Việt Nam:
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN