Khi các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng hoạt động ra ngoài biên giới quốc gia, Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia và Trung Quốc nổi lên như những điểm đến đầu tư chiến lược. Những thị trường này mang lại cơ hội tăng trưởng đáng kể nhưng cũng đặt ra các thách thức pháp lý riêng biệt mà nhà đầu tư cần nắm vững. Đay chính là những nội dung được ASL LAW chia sẻ tại Diễn đàn pháp lý 2025 tại Việt Nam.
BẢN THUYẾT TRÌNH ĐẦY ĐỦ CÓ THỂ TẢI XUỐNG TẠI ĐÂY.

Trong bài thuyết trình tại sự kiện Diễn đàn pháp lý Việt Nam 2025, ASL LAW tập trung vào 4 nội dung chính:
- Chiến lược tiếp cận thị trường & thủ tục pháp lý
- Giảm thiểu rủi ro pháp lý & giải quyết tranh chấp
- Bảo hộ Sở hữu trí tuệ tại thị trường nước ngoài
- Biện pháp phòng vệ thương mại & rủi ro chống bán phá giá đối với doanh nghiệp Việt Nam

Chiến lược tiếp cận thị trường & thủ tục pháp lý
Tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI) từ các nhà đầu tư Việt Nam trong năm 2024 đạt 664,8 triệu USD. Trong đó, Lào, Indonesia và Ấn Độ là ba quốc gia nhận nhiều vốn đầu tư nhất, chiếm tổng cộng 63% tổng vốn đầu tư (phần còn lại thuộc về các quốc gia khác).

Các khoản đầu tư này chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực:
- Hoạt động chuyên môn trong khoa học và công nghệ
- Sản xuất và chế biến
- Sản xuất và phân phối điện năng
- Các lĩnh vực khác
Tổng cộng có 164 dự án đầu tư mới và 26 dự án mở rộng, tăng 57,7% về giá trị so với năm trước, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các hình thức đầu tư ra nước ngoài bao gồm:
– Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của nước sở tại.
– Góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp trong tổ chức kinh tế nước ngoài để tham gia quản lý.
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng tại nước ngoài.
– Mua bán chứng khoán, giấy tờ có giá hoặc đầu tư qua các quỹ đầu tư chứng khoán và tổ chức tài chính trung gian khác tại nước ngoài.
– Các hình thức đầu tư khác theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư (nếu có).
Ngành nghề bị cấm đầu tư ra nước ngoài:
– Ma túy, chất nổ, nhân bản con người… theo luật đầu tư và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
– Ngành nghề bị cấm xuất khẩu theo quy định về quản lý ngoại thương của Việt Nam (vũ khí, đạn dược, động vật hoang dã nguy cấp, hóa chất độc hại…).
– Ngành nghề bị cấm đầu tư theo pháp luật của nước sở tại.

Nhà đầu tư có thể đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào không bị cấm theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Các ngành ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh truyền hình và kinh doanh bất động sản cần có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Những rủi ro phổ biến mà nhà đầu tư Việt Nam thường gặp phải:
– Quy trình phê duyệt kéo dài
– Hạn chế theo từng ngành nghề
– Kiểm toán và điều tra thuế
– Kiểm soát ngoại hối
– Rủi ro pháp lý và tuân thủ khác

Giảm thiểu rủi ro pháp lý & giải quyết tranh chấp
Các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng sang Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia và Trung Quốc thường đối mặt với các thách thức pháp lý, bao gồm sự khác biệt về hệ thống pháp luật, quy định về đầu tư nước ngoài, giải quyết tranh chấp và chiến lược rút lui.
Ba vấn đề chính được đề cập:
- Lựa chọn đối tác kinh doanh phù hợp
- Thực thi hợp đồng & giải quyết tranh chấp pháp lý
- Chiến lược rút lui & đóng cửa doanh nghiệp
Lựa chọn đối tác kinh doanh phù hợp
- Việc lựa chọn sai đối tác có thể dẫn đến các rủi ro nghiêm trọng như gian lận, truyền đạt thông tin sai lệch và vi phạm các quy định pháp luật địa phương.
- Thẩm định pháp lý (Legal Due Diligence) đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro.
Thực thi hợp đồng & Giải quyết tranh chấp pháp lý
a) Trọng tài thương mại quốc tế
– Ưu tiên sử dụng trong các hợp đồng thương mại quốc tế nhờ tính hiệu quả và công bằng.
– Các trung tâm trọng tài uy tín:
- SIAC (Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore)
- HKIAC (Trung tâm Trọng tài Quốc tế Hồng Kông)
- VIAC (Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam)
– Lợi ích: Thủ tục nhanh chóng, chi phí hợp lý, quyết định có tính ràng buộc, bảo mật.

b) Tố tụng tại tòa án địa phương
Trong một số trường hợp, doanh nghiệp cần giải quyết tranh chấp thông qua tòa án tại nước sở tại, đặc biệt đối với:
- Bất động sản: Trọng tài quốc tế có thể không có thẩm quyền.
- Lao động: Khi tranh chấp liên quan đến nhân viên địa phương.
- Quy định công: Các vấn đề về thuế, giấy phép kinh doanh.
Rủi ro tiềm ẩn:
- Tòa án địa phương có thể thiên vị doanh nghiệp trong nước.
- Quá trình tố tụng kéo dài và tốn kém.
- Việc thi hành bản án ở nước ngoài gặp nhiều khó khăn.

c) Hòa giải và đàm phán
– Khuyến khích thực hiện trước khi đưa vụ việc ra trọng tài hoặc tòa án.
– Lợi ích: Giảm chi phí, duy trì quan hệ hợp tác, linh hoạt và ít đối đầu hơn.
Lưu ý quan trọng:
- Trọng tài quốc tế là phương án giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất.
- Cần quy định rõ luật áp dụng trong hợp đồng.
- Soạn thảo hợp đồng chặt chẽ giúp tránh tranh chấp và đảm bảo giải quyết thuận lợi.
Chiến lược rút lui & Đóng cửa doanh nghiệp
Việc mở rộng ra thị trường quốc tế không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ. Doanh nghiệp có thể cần xem xét:
- Giải thể
- Tái cấu trúc
- Rút khỏi thị trường quốc tế

Khi hoạt động tại Thái Lan, Indonesia, Lào, Campuchia và Trung Quốc, doanh nghiệp phải nghiên cứu và thực hiện quy trình đóng cửa hoặc tái cấu trúc tuân thủ chặt chẽ luật pháp địa phương và các hiệp định quốc tế.
Bảo hộ Sở hữu trí tuệ tại thị trường nước ngoài
Đăng ký nhãn hiệu là điều kiện tiên quyết: Doanh nghiệp cần chủ động đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và các thị trường quan trọng để ngăn chặn bên thứ ba chiếm đoạt thương hiệu.
Bảo hộ hợp đồng: Các thỏa thuận cần quy định rõ ràng về quyền sở hữu trí tuệ và hạn chế sử dụng để tránh tranh chấp.
Rủi ro cạnh tranh không lành mạnh: Đối tác kinh doanh có thể tự ý đăng ký nhãn hiệu, gây xung đột pháp lý và làm suy giảm thương hiệu. Doanh nghiệp cần giám sát nhãn hiệu để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi đăng ký với dụng ý xấu.
Cơ chế thực thi: Nếu nhãn hiệu bị đăng ký trái phép, chủ sở hữu có thể khiếu nại dựa trên nguyên tắc sử dụng trước, hành vi với dụng ý xấu hoặc vi phạm hợp đồng. Lưu giữ cẩn thận tài liệu giao dịch với nhà phân phối sẽ giúp ích khi cần thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

Nguyên tắc “nộp đơn trước” (First-to-file): Hệ thống nhãn hiệu của Việt Nam áp dụng nguyên tắc này, vì vậy doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu trước để tránh bị đánh cắp. Cần thận trọng khi chuyển giao nhãn hiệu cho đối tác để tránh tình trạng đối tác chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, gây tổn hại đến quyền lợi chủ sở hữu.
Chiến lược bảo hộ nhãn hiệu quốc tế: Doanh nghiệp mở rộng ra thị trường quốc tế nên đăng ký nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid để bảo hộ rộng rãi và tránh tranh chấp khu vực.
Biện pháp phòng vệ thương mại & Rủi ro chống bán phá giá đối với doanh nghiệp Việt Nam
Các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đang được nhiều nền kinh tế lớn áp dụng mạnh mẽ, với số lượng điều tra gia tăng đáng kể.

Thống kê mới nhất:
- Năm 2023: Có 15 vụ kiện phòng vệ thương mại mới đối với hàng xuất khẩu Việt Nam.
- Đến tháng 8/2024: 257 cuộc điều tra phòng vệ thương mại do 24 thị trường tiến hành đối với hàng xuất khẩu Việt Nam.
Nguyên nhân gia tăng điều tra phòng vệ thương mại:
- Việt Nam tận dụng các FTA và mở rộng quy mô xuất khẩu, khiến hàng hóa có tính cạnh tranh cao về giá.
- Sự tăng trưởng nhanh về sản lượng xuất khẩu gây áp lực cạnh tranh mạnh lên các ngành công nghiệp nội địa của nước nhập khẩu, dẫn đến các cuộc điều tra và biện pháp phòng vệ thương mại.
- Dự báo số vụ điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai.
Giải pháp cho doanh nghiệp Việt Nam:
– Cập nhật thông tin từ cơ quan quản lý trong nước để chuẩn bị đối phó với các biện pháp phòng vệ thương mại.
– Phối hợp chặt chẽ với đối tác nước ngoài để đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động xuất khẩu.
– Chuẩn bị hồ sơ và dữ liệu đầy đủ để sẵn sàng tham gia quá trình điều tra.
– Tư vấn với các công ty luật chuyên sâu về đầu tư quốc tế để có chiến lược ứng phó phù hợp.
BẢN THUYẾT TRÌNH ĐẦY ĐỦ CÓ THỂ TẢI XUỐNG TẠI ĐÂY.
ASL Law là công ty luật độc lập và cung cấp đầy đủ dịch vụ được tín nhiệm cao của Việt Nam gồm các luật sư giàu kinh nghiệm và tài năng. ASL Law được Legal500, Asia Law, WTR và Asia Business Law Journal xếp hạng là Công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam. Có trụ sở tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, mục đích chính của ASL LAW là cung cấp lời tư vấn và giải pháp lý thiết thực, hiệu quả và hợp pháp nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế. Nếu cần sự trợ giúp, Quý khách hàng có thể gửi email liên hệ tới [email protected].
Liên hệ với công ty Luật ASL LAW để được tư vấn về Đầu tư tại Việt Nam và quốc tế.