THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN
Là thành viên của công ước Berne, bản quyền tác phẩm tại Việt Nam có thể được bảo vệ tự động khi được thể hiện dưới một dạng nhất định. Song song với cơ chế bảo hộ tự động bản quyền, chủ sở hữu bản quyền cũng có thể làm đơn đăng ký bản quyền tại Việt Nam để lấy giấy chứng nhận bản quyền.
CƠ QUAN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN Ở VIỆT NAM LÀ AI?
Cục Bản quyền (COV) là cơ quan có trách nhiệm thẩm định hồ sơ đăng ký bản quyền và cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tại Việt Nam.
BẢN QUYỀN PHẦN MỀM LÀ GÌ?
Bản quyền gồm có quyền tác giả và quyền liên quan:
+ Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.
+ Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố là tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã được phát hành với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan để phổ biến đến công chúng với một số lượng bản sao hợp lý.
NHỮNG TÁC PHẨM NHƯ THẾ NÀO CÓ THỂ ĐƯỢC BẢO HỘ BẢN QUYỀN TẠI VIỆT NAM?
Luật sở hữu trí tuệ 2009, sửa đổi 2015 công nhận những đối tượng sau đây được bảo hộ bản quyền:
- Phần mềm
- Tác phẩm viết
- Tác phẩm nghệ thuật
- Âm nhạc
- Bài hát
TÀI LIỆU VÀ THỦ TỤC CẦN THIẾT ĐỂ BẢO VỆ BẢN QUYỀN TẠI VIỆT NAM LÀ GÌ?
Tài liệu và thủ tục cần thiết để đăng ký bản quyền của từng đối tượng nói trên như sau:
1. Đăng ký bản quyền tác phẩm viết tại Việt Nam
+ Tài liệu cần thiết:
- Giấy ủy quyền (Mẫu của ASL LAW)
- Tuyên bố quyền sở hữu (Mẫu của ASL LAW)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (áp dụng nếu người nộp đơn là pháp nhân)
- Chứng minh nhân dân (áp dụng nếu người nộp đơn là cá nhân)
- Mô tả tác phẩm (Mẫu của ASL LAW)
- Bản cam kết (Mẫu của ASL LAW)
+ Thời gian cấp giấy chứng nhận bản quyền tác phẩm: 5-10 ngày
2. Đăng ký bản quyền phần mềm tại Việt Nam
Phần mềm tại Việt Nam được bảo hộ dưới dạng bản quyền, không giống như sáng chế tại một số quốc gia.
+ Tài liệu cần thiết để bảo vệ bản quyền phần mềm tại Việt Nam:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (áp dụng nếu người nộp đơn là pháp nhân)
- Chứng minh nhân dân (áp dụng nếu người nộp đơn là cá nhân)
- Giấy ủy quyền (Mẫu ASL LAW)
- Tuyên bố sở hữu của phần mềm này (Mẫu ASL LAW)
- Bản cam kết (Mẫu ASL LAW)
- Bản Mô tả phần mềm (Mẫu ASL LAW)
- Đĩa phần mềm
+ Thời gian để có được cấp giấy chứng nhận bản quyền phần mềm: 5-10 ngày.
3. Đăng ký bản quyền tác phẩm nghệ thuật tại Việt Nam
+ Tài liệu cần thiết:
- Giấy ủy quyền (Mẫu Đại diện sở hữu trí tuệ ASL LAW)
- Tuyên bố quyền sở hữu của tác phẩm (Mẫu ASL LAW)
- Mô tả tác phẩm (Mẫu ASL LAW)
- Bản cam kết (Mẫu ASL LAW)
- Chứng minh nhân dân (áp dụng nếu người nộp đơn là cá nhân)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (áp dụng nếu người nộp đơn là pháp nhân)
+ Thời gian để có được giấy chứng nhận bản quyền tác phẩm nghệ thuật: 5-10 ngày.
AI CÓ THỂ LÀ TÁC GIẢ VÀ CHỦ SỞ HỮU TÁC PHẨM?
Tác giả và chủ sở hữu tác phẩm bao gồm:
1. Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.
2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại khoản 1 Điều này gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
ĐỐI TƯỢNG NÀO KHÔNG ĐƯỢC BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ
Những đối tượng dưới đấy không được bảo hộ quyền tác giả:
- Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
PHÂN BIỆT ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN VÀ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
Đăng ký bản quyền và đăng ký nhãn hiệu cơ bản là những vấn đề khác biệt và và độc lập với nhau. Trong khi đối tượng của đăng ký bản quyền là tác phẩm, thiên về tính mỹ thuật, nghệ thuật, bố cục thì đối tượng của đăng ký nhãn hiệu là tên gọi (thương hiệu) của những sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ: đăng ký bản quyền tác phẩm viết, bài hát, bức tranh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, phần mềm (đặc thù), bản nhạc; đăng ký nhãn hiệu cho tên gọi ABC của sản phẩm kẹo, KMN của dịch vụ thiết kế. Ngoài ra, đăng ký bản quyền được tiến hành tại Cục bản quyền trong khi đăng ký nhãn hiệu được tiến hành tại Cục sở hữu trí tuệ. Tiếp đến, cơ quản lý được giao nhiệm vụ quản lý các vấn đề về bản quyền là Bộ văn hoá thể thao và du lịch, trong khi cơ quan tương ứng của đăng ký nhãn hiệu (quyền sở hữu công nghiệp) là Bộ Khoa học và công nghệ.
Tuy nhiên, cũng có sự chồng lẫn giữa đối tượng của bản quyền và nhãn hiệu, cụ thể là có những đối tượng được doanh nghiệp, tác giả, chủ sỡ hữu đăng ký dưới dạng một trong hai hoặc cả hai là bản quyền tác giả và nhãn hiệu, đối tượng đó chính là logo. Dù được đăng ký dưới cả dạng nhãn hiệu và quyền tác giả nhưng giá trị pháp lý của 02 đối tượng này là hoàn toàn khác nhau. Bản thân logo đăng ký dưới dạng quyền tác giả tập trung chủ yếu vào tính mỹ thuật, không gắn trên một sản phẩm dịch vụ cụ thể nào. Vì vậy, khi xảy ra trường hợp nghi ngờ xâm phạm quyền tác giả đối với logo này thì yếu tố giống hệt hoặc được thể hiện ở đâu là vấn đề quan trọng trong xác định có hành vi xâm phạm ở đây hay không.
Ngược lại, nếu cũng logo đó được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu thì việc đăng ký đó sẽ phải gắn cùng với sản phẩm, dịch vụ mà logo đang được gắn lên, sử dụng cho. Để xác định một bên sử dụng logo nhất định có xâm phạm với logo đã đăng ký nhãn hiệu hay không thì cần xác định: 1. Sự tương tự, gây nhầm lẫn giữa hai logo với nhau; 2. sản phẩm, dịch vụ được dùng cho 02 logo này có giống nhau hay không.
TẠI SAO CẦN PHẢI ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN
Như đã nêu trên, bản quyền của tác phẩm được bảo hộ tự động kể từ ngày tác phẩm đó được thể hiện dưới một dạng nhất định mà không cần phải đi đăng ký bản quyền, một điều hoàn toàn trái ngược với nguyên tắc xác lập quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp. Vậy thì đăng ký bản quyền có tác dụng gì? Có cần thiết phải đăng ký bản quyền không?
Câu trả lời là đăng ký bản quyền dù không là bắt buộc nhưng là việc cần làm bởi đăng ký bản quyền mang lại những lợi ích to lớn sau cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền:
+ Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về quyền tác giả hoặc xử lý vi phạm bản quyền vì nghĩa vụ chứng minh quyền sẽ thuộc về bên không đăng ký quyền tác giả.
+ Việc đăng ký tác giả có thể được dùng như là cách thức xác nhận giá trị để tham gia vào góp vốn, PR marketing…
Chính vì vậy, việc đăng ký bản quyền tác giả là hết sức cần thiết. ASL LAW là đại diện sở hữu trí tuệ được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm công ty luật như Legal500, ASIA LAW, WTR là công ty sở hữu trí tuệ hàng đầu Việt Nam. Chính vì vậy, trường hợp cần phải giải đáp thông tin hoặc tư vấn về thủ tục đăng ký bản quyền, tranh chấp bản quyền, xử lý bản quyền, hãy vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH LIÊN QUAN